Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 đến 24

docx 6 Trang tailieugiaoduc 9
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 đến 24

Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Tuần 22 đến 24
 -Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất 
giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
 t 0
Pt: 2KClO3 – --> 2KCl + 3O2
-Có 2 cách thu khí oxi:
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không khí.
2/ Phản ứng phân hủy là gì?
- Phản ứng phân hủy là phản ứng trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
 t 0
VD: 2KClO3 – --> 2KCl + 3O2
 t 0
 CaCO3 – --> CaO + CO2
* BÀI TẬP.
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản 
ứng gì ?
 1. S + O2 -->
 2. KClO3 -->
 3. P + O2 -->
 4. CaCO3 -->
 5. Fe + O2 -->
Câu 2: Cho các chất sau :CaO, CuO, SO3, Fe2O3, K2O, P2O5,CO2, N2O5.Hãy cho biết 
chất nào là oxit axit, chất nào là oxit bazo, gọi tên.
Bài 3: Đốt cháy 4,8 g magie trong lọ khí oxi thu được magie oxit.
a/ Lập phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính khối lượng của magie oxit thu được.
c/ Tính thể tích oxi cần dùng, các khí đo đktc.
 ( Cho : Mg = 24, O = 16)
Bài 4: Đốt cháy m(g) sắt trong không khí thu được 16(g) oxit sắt từ.
a/ Lập phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tìm m.
c/ Tính thể tích oxi cần dùng, các khí đo đktc.
 ( cho Fe = 56, O = 16 ) TUẦN 23: TIẾT 46.
KIỂM TRA 1 TIẾT 
Học tính chất hóa học của oxi, định nghĩa oixt, phân loại và biết cách gọi tên.
Phản ứng phân hủy, cho ví dụ.
Các em xem lại tất cà các bài tập.
TUẦN 24: TIẾT 47,48.
CHỦ ĐỀ HIDRO
I/ Tính chất của hidro
KHHH: H; NTK: 1; CTHH: H2; PTK: 2
1. Tính chất vật lý:
H2 là chất khí không màu, không mùi và không vị.
Tan rất ít trong H2O và nhẹ nhất trong các chất khí.
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi.
-Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
-Hỗn hợp khí H và O là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2V với 
 2 2 H 2
1V
 O2
b. Tác dụng với CuO.
Phương trình hóa học:
 t 0
H2 + CuO Cu + H2O
 t0
Nhận xét: Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO.
Kết luận: Khí H2 có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, H 2 không những kết hợp được 
với đơn chất O 2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. 
Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt. Bài toán:
1/ Hòa tan 11,2(g) sắt vào dung dịch axitclohidric (HCl), sau phản ứng thu được 
120(g) dung dịch muối sắt (II) clorua(FeCl2) và khí hidro.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính thể tích khí sinh ra đo đktc.
c/ Tính khối lượng muối FeCl2 thu được.
 ( Cho Fe = 56, Cl = 35,5)
2/ Hòa tan m(g) kẽm vào dung dịch axitsunfuric ( H2SO4), sau phản ứng thu được 
dung dịch muối kẽm sunfat ( ZnSO4) và 2,24 ( l ) khí sinh ra đo đktc.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tìm m.
c/ Tính khối lượng ZnSO4 thu được.
 ( cho Zn = 65, S = 32, O = 16, H = 1).

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_tuan_22_den_24.docx