Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22

doc 8 Trang tailieugiaoduc 12
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22
 - Buổi chiều gió mùa đông bắc
- Ngày mưa rào
- Buổi sớm nắng mờ
- Buổi chiều lạmh
- Buổi chiều nắng tàn , mát dịu
- Buổi trưa xế
- Biển, trời đổi màu
c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp
II. Luyện tập
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời:
 Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến 
từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim 
chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro 
tiền, tàn bay liên tri hồ điệp.
? Tác giả đã vận dụng kĩ năng nào để miêu tả cảnh sân chim? Đoạn văn gợi cho em suy 
nghĩ gì về cảnh thiên nhiên sân chim?
? Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học
• Kĩ năng: Tưởng tượng/ so sánh/ nhận xét/ liên tưởng
• Ấn tượng/ xúc cảm : 
 + Thú vị trước vẻ đẹp phong phú của rừng sân chim
 + Mong mọi người có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường
Hoạt động: VẬN DỤNG
Bài tập: Cho chủ đề về thiên nhiên môi trường , viết đoạn văn 5-7 dòng, gạch chân 
dưới các câu có sử dụng kĩ năng so sánh, liên tưởng trong đoạn văn
Hoạt động: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Tìm đọc tham khảo bài văn tả cảnh biển , cảnh mặt trời mọc, cảnh đêm trăng...
* Quan sát lại cảnh đón giao thừa của gia đình em, ghi lại những nét tiêu biểu của cảnh
* Lập dàn ý cho đề văn : Tả không khí đón giao thừa của gia đình em. + Cảm xúc mọi người: xôn xao, bàn tán, hi vọng.
- Tả cảnh bão lụt theo quan sát của cá nhân:
+ Trời tối sầm, gió mạng từng cơn, mây đen kịt.
+ Mưa lớn, nước dâng cao, tràn hai bên bờ sông,...
+ Dòng nước ngầu đục, chảy xiết. Đồng ruộng, nhà cửa, đường xá ngập chìm trong 
nước, cây cối ngả nghiêng, gãy đổ,...
- Hình ảnh con người:
+ Người lớn: hối hả, tất bật lo phòng chống, nét mặt lo âu.
+ Trẻ em: ngơ ngác, sợ hãi,...
+ Lực lượng cứu hộ: nhiệt tình tham gia cứu nạn,...
+ Bộ đội, công an: hỗ trợ người dân di tán, phân luồng giao thông,...
+ Các đoàn thể cứu trợ đem áo mưa, mì, lương khô, thuốc, chăn màn, quần áo,... tiếp tế 
kịp thời.
- Suy nghĩ của em:
+ Xót thương, thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh của mọi người.
+ Cảm động trước sự dũng cảm quên mình của lực lượng cứu hộ và tấm lòng yêu 
thương, chia sẻ của đồng bào cả nước.
c. Kết bài
- Mong muốn con người giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Bài 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
 I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
 “Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp 
sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn 
đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương 
đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ 
chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
- Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, 
làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh.
- Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy 
lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
- Tiếng trống “TùngTùngTùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ.
- Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới.
- Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên 
lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi.
- Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt 
mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.
- Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 6/1 và 6/2 đang tham 
gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các 
bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động 
viên.
- Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa 
trong những cuốn sách lí thú và bổ ích. Tiết 87+88
 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 Tạ Duy Anh
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Tạ Duy Anh sinh 1959.
- Quê: Chương Mĩ - Hà Nội.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Truyện ngắn đoạt giải nhì cuộc thi "Tương lai vẫy gọi" do báo TNTP tổ 
chức.
- Đọc, tóm tắt.
- Bố cục: 3 phần
+ P1: từ đầu đến “vui vẻ lắm”-> Tâm trạng của người anh trước khi tài năng của em được 
phát hiện
+ P2: Tiếp đến “ với cháu” -> Tâm trạng của người anh khi tài năng của em gái được phát 
hiện
+ P3: Còn lại: Tâm trạng của người anh
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật người anh.
a/ Trước lúc tài năng của em được phát hiện
- Đặt tên cho em gái: Mèo.
- Theo dõi em gái chế màu vẽ : “Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ".
 -> Ngạc nhiên, xem đó là trò trẻ con.
=> Không mấy quan tâm, thái độ vô tâm ngoài cuộc.
b/ Khi tài năng của em gái được phát hiện:
- Buồn, thấy mình bất tài.
- Lén xem tranh của em.
- Thở dài
- Gắt gỏng, xét nét với em một cách vô cớ.
- Đẩy em ra 
=> Tự ái, mặc cảm, đố kị với tài năng của em gái.
c/ Khi đứng trước bức tranh được giải của em gái
- Ngạc nhiên -> hãnh diện -> xấu hổ, muốn khóc.
-> Nhận ra những yếu kém của mình, hiểu tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái.
=> Bức tranh có sức cảm hóa: mục đích của nghệ thuật là tìm kiếm cái đẹp bồi dưỡng tâm 
hồn con người, hướng con người đến cái cao thượng...
2. Nhân vật cô em gái Kiều Phương.
- Hồn nhiên, hiếu động, trong sáng, nhân hậu.
- Có năng khiếu hội hoạ.
- Thương yêu, quý mến anh
=> Tài năng, tấm lòng của Kiều Phương giúp người anh nhận ra phần hạn chế 
III. Tổng kết
 * Ghi nhớ
1. Nội dung : 

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_ngu_van_lop_6_tuan_22.doc