Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 4: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - THCS Phú Hòa Đông

pdf 8 Trang tailieugiaoduc 78
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 4: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - THCS Phú Hòa Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 4: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - THCS Phú Hòa Đông

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 4: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - THCS Phú Hòa Đông
 THCS Phú Hòa Đông Ngữ văn 9 – Chủ đề 4 
Ví dụ: Ba câu kết trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “Đầu 
súng trăng treo” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp đẽ về cuộc đời 
người chiến sĩ. Em hãy viết một bàn văn phân tích hình ảnh đặc sắc đó. 
 4. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ. 
 Hai ngữ liệu được lựa chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi. 
Ví dụ: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải có viết: 
 “Ta làm con chim hót 
 Ta làm một nhành hoa 
 Ta nhập trong hòa ca 
 Một nốt trầm xao xuyến” 
 Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một 
khúc ca xuân”: 
 Nếu là con chim, chiếc lá 
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh 
 Lẽ nào có vay mà không có trả 
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” 
 Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được những điểm gặp gỡ của hai nhà 
thơ. 
 Lưu ý : Với dạng đề này cô sẽ có một bài học hướng dẫn riêng cho các em. 
III/ Dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
 1. Mở bài 
 - Giới thiệu ngắn gọn về những nét chính về tác giả, tác phẩm. 
 - Giới thiệu những vấn đề nghị luận và trích dẫn thơ. 
 2. Thân bài 
 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ, 
 - Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ: 
 + Phân tích theo bố cục của bài hoặc từng câu (bổ ngang) 
 + Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ (bổ dọc). 
 - Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ: những hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu 
 tượng, cấu tứ, nhịp điệu. 
 2 
 THCS Phú Hòa Đông Ngữ văn 9 – Chủ đề 4 
tràn trề sức sống thì mùa xuân đất nước lại đẹp một cách sôi nổi, hào hùng. 
2. Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế: 
- Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng 
hình ảnh tự nhiên, bình dị và gợi cảm: 
 Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc”. 
 Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím”. Sắc xanh hiền hòa của 
sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ 
mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế mộng mơ. Động từ “mọc” được đảo 
lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của 
bông hoa mùa xuân. Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông 
súng, với sắc tím biếc như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc nở trên dòng 
sông xanh – cái hài hòa của tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát làm 
say đắm lòng người. 
- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn,sống động sắc màu mà còn rực rỡ âm 
thanh: 
 Ơi con chim chiền chiện, 
 Hót chi mà vang trời”. 
 Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và 
cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm 
hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Với cảm thán từ“Ơi” và lời hỏi “hót chi?”, Thanh Hải 
đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, 
diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân 
đậm chất quê hương và giàu chất thơ. 
- Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi 
hồi, xúc động: 
 Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng” 
 “Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm?Theo 
mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng 
lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn 
đang rạo rực tình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự 
nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, 
thính giác và cả xúc giác. Cử chỉ“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng 
của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ 
lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ 
khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một 
tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước. 
3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng: 
- Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân 
Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm 
 4 
 THCS Phú Hòa Đông Ngữ văn 9 – Chủ đề 4 
I. Mở bài tham khảo 
 “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! 
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời 
 Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội 
 Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!” 
 (Bác ơi – Tố Hữu) 
 Khi Bác mất, có không ít nhà thơ đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn của mình đối 
với vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Viễn Phương cũng không ngoại lệ, ông đã 
góp vào kho tàng thơ văn Việt Nam một bài thơ khiến người đọc cứ lưu luyến mãi là bài 
“Viếng lăng Bác”. Đặc biệt, hai khổ đầu của bài thơ để lại cho ta những cảm xúc bồi hồi 
lạ thường: 
 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
 Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân 
II. Thân bài: 
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài): 
 “Viếng Lăng Bác” được nhà thơ Viễn Phương sáng tác năm 1976 khi ông được 
vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất 
nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành. Bài thơ đã được viết bằng 
thể thơ tự do mang âm hưởng của thể thơ tám chữ với giọng điệu thơ tha thiết, lời thơ 
chân thành giàu cảm xúc. Trước hết có thể thấy hiện lên ở khổ thơ đầu là cảm xúc tự 
hào, niềm xúc động khi được đến thăm lăng Bác để thỏa nỗi lòng của thi nhân. 
 1. Cảm nhận khổ 1: 
 - Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm 
 lòng đau đau thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung 
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” 
 + Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao 
 nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác 
 + Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng 
 của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi 
 + Cách nói giảm nói tránh, cùng việc sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát, 
 cũng là cách nói thân tình của diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả 
 - Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa 
 + Với tính chất tượng trưng, hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc 
 của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc 
 6 
 THCS Phú Hòa Đông Ngữ văn 9 – Chủ đề 4 
 Ta nhập vào hoà ca 
 Một nốt trầm xao xuyến. 
 Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời 
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc.” 
 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) 
 Chú ý: Các em lấy giấy kiểm tra, ghi đề ra giấy và viết bài văn hoàn chỉnh . 
 Đây là bài viết các cô chấm lấy cột điểm định kỳ (hệ số 2) thứ hai của học kì 
 II nên cô mong tất cả các em làm thật tốt và thật đầy đủ. Là bài làm ở nhà 
 nên các em cần tìm hiểu , nghiên cứu thật kĩ để đạt điểm tốt nhé! 
 Khi làm xong , các em giữ bài làm cẩn thận cho đến khi đi học lại nộp 
 cho GVBM . Tuần 26 chúng ta có bài kiểm tra khác nên các em cần hoàn 
 thành bài viết số 6 trong tuần này, đừng để qua tuần 26 nhé! Chúc các em 
 làm bài thật tốt! 
 8 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_mon_ngu_van_lop_9_chu_de_4_nghi_luan_ve_doan_tho_bai.pdf