Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách viết văn nghị luận xã hội

doc 20 Trang tailieugiaoduc 36
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách viết văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách viết văn nghị luận xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách viết văn nghị luận xã hội
 Chính vì thế, giáo viên cần có những phương pháp phù hợp để khích lệ, động 
viên học sinh vượt qua những khó khăn trở ngại ấy. Đồng thời rèn luyện cho HS 
các kỹ năng viết và trình bày vấn đề - vốn là một kỹ năng cần thiết trong hoạt động 
giao tiếp bằng ngôn ngữ trong thời đại mới .
II/ PHẠM VI ÁP DỤNG :
 Đề tài được này được nghiên cứu trong phạm vi chương trình Ngữ Văn 
THCS, đặc biệt là chương trình Ngữ văn 9. Trong phạm vi đó, tôi hướng dẫn HS 
một số phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội theo yêu cầu của nội dung 
chương trình. 
 Phương pháp dạy HS cách làm văn nghị luận xã hội được bám sát vào các 
bài học trong chương trình Ngữ văn 9 (về lý thuyết). Đồng thời bài viết cũng 
nghiên cứu vấn đề sâu hơn, đa dạng hơn (qua các đề tham khảo) để học sinh có 
được cái nhìn chung nhất và biết cách làm văn nghị luận xã hội theo yêu cầu phạm 
vi của bài làm (nội dung có thể thực hiện trong những tiết tăng giờ, hoặc phối hợp 
trong các giờ dạy chính khóa).
 B. PHẦN NỘI DUNG :
 I/ THỰC TRẠNG :
 Thực tế hiện nay, với dung lượng tiết dạy cho những bài nghị luận xã hội 
(lớp 9) tương đối thấp: 5 tiết dạy cho 2 dạng nghị luân xã hội. Đồng thời, đề kiểm 
tra thường giới hạn về dung lượng bài viết (trình bày trong một trang giấy thi dưới 
dạng một bài văn ngắn). Điều này khiến học sinh, nhất là những em có học lực 
trung bình sẽ thấy thực sự khó khăn. Các em thường lúng túng với cách trình bày 
một bài viết, hoặc ít tài liệu, ít dẫn chứng để làm văn . Đôi khi, các em hiểu chưa 
đúng ý câu danh ngôn , câu nói, câu chuyện. Cũng có nhiều em hiểu đề, có ý tưởng, 
nhưng lại lúng túng trong việc trình bày, diễn đạt và bị khuôn ép ý tưởng trong các 
dàn bài, không được viết tự do theo ý riêng của mình.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 
 1. Những vấn đề chung:
 2 - Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân 
tích, chứng minh, bình luận.
 - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống thực tiễn.
 b. Lập dàn ý
 - Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, 
luận chứng.
 - Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.
 - Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận :
 + Về một sự việc, hiện tượng trong đời sống :
 - Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.
 - Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
 - Hậu quả hoặc kết quả.
 - Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả.
 + Về một tư tưởng, đạo lí:
 - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
 - Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu 
hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
 - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
 c. Tiến hành viết bài văn 
 d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
Lưu ý : Trước khi hướng dẫn HS lập dàn ý cho một đề văn nghị luận xã hội cụ thể, 
học sinh cần phân biệt được hai dạng đề, vì hai dạng này sẽ có những yêu cầu khác 
biệt. Để giúp HS nhận ra các dạng đề một cách dễ dàng, hứng thú, GV có thể cung 
cấp cho HS một số đề văn nghị luận xã hội sẽ được thực hiện trong suốt học kỳ. 
Các đề có thể chia sẵn thành nghị luận tư tưởng đạo lý, nghị luận về một sự việc, 
hiện tượng trong đời sống.
2. Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội :
2.1. Đối với dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống:
 4 Ý 3. Hậu quả (Xấu) hoặc kết quả (Tốt). 
Ý 4. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả.
C. KẾT BÀI 
- Tóm lược nội dung đã trình bày
- Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
- Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người. 
 Lưu ý : Hiện tượng được nêu trong đề có thể là: Hiện tượng tích cực hoặc 
tiêu cực. Nếu đề bài ra vấn đề tích cực, thì phải bộc lộ quan điểm ca ngợi, công 
nhận, biểu dương. Ngược lại đề ra về hiện tượng tiêu cực thì bộc lộ quan điểm phê 
phán, lên án.
 - Trường hợp đề ra thông qua một thông điệp, một nhận định chung thì phải 
thực hiện đồng thời quan điểm ca ngợi cái tốt, và phê phán cái xấu từ đó xác định 
được hành động hướng theo cái tốt.
 Giáo viên có thể cụ thể hóa thông qua mô hình câu hỏi:
A. MỞ BÀI 
- Yêu cầu: Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
- Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi.
 + Hiện tượng này xuất hiện từ bao giờ ở đâu? 
 Gợi ý : Những năm gần đây, những tháng gần đây, hiện nay/ Tại Việt nam, 
thế giới, Đông nam á. 
 + Hiện tượng này tạo nên ảnh hưởng gì cho xã hội con người?
 Gợi ý : Làm cho xã hội rối loạn, nhức nhối/ làm cho con người đau khổ/ )
 + Tính cấp thiết của vấn đề ở chỗ nào? 
 Gợi ý : Vấn đề đã thành mối quan tâm của mọi người/ thành bức xúc của con 
người/ tất cả đang tìm mọi biện pháp để khắc phuc, loại trừ nó xây dựng một xã hội 
lành mạnh)
B. THÂN BÀI 
Ý 1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận 
 6 Gợi ý : Nhận thức của con người về vấn đề còn hạn chế không có ý thức học 
tập cập nhật/ Suy nghĩ nông cạn tham lợi trước mắt/Thói quen sống buông thả, tùy 
tiện dễ bị lôi kéo/ Ý thức công dân mình vì mọi người, cống hiến cho xã hội...kém.
Ý 3. Hậu quả (Xấu) hoặc kết quả (Tốt). 
 + Hiện tượng làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội ? 
 Gợi ý : Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ 
Nền kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên 
phức tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho xã hội 
phải giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu 
quả gây ra
 + Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào? 
 Gợi ý : Ảnh hưởng đến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời 
sống tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe, uy tín và tương lai bản 
thân?...
Ý 4. Biện pháp khắc phục hậu quả (Vấn đề phê phán) hoặc phát huy kết quả (Vấn 
đề tốt).
 Gợi ý :
 - Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dụng, 
tác hại/ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây 
dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống như thế nào cho 
đúng.
 - Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu 
sâu sắc về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành 
động đúng trước vấn đề đó trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm 
gương tốt.
 - Đề nghị : Nhà nước hỗ trợ những biện pháp và điều kiện tốt về luật, về môi 
trường, về cơ sở vật chất và con người có năng lực nhiệt tình tham gia các chương 
trình hoạt động
 8 Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị 
hủy hoại nghiêm trọng.
 Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh.
 Hậu quả:
 Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống 
của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi 
trường gia tăng.
 Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển 
kinh tế - xã hội
* Ý 3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp.
 Đối với xã hội:
 Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiễm các nguồn 
nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
 Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước 
nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây 
rừng)
 Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện 
đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, 
nước thải, chất thải công nghiệp.
 Đối với cá nhân:
 Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch 
đẹp.
 Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa 
bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh 
do nhà trường và địa phương tổ chức.
Đề 2
 Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về 
nạn bạo hành trong xã hội.
 10 - Quan hệ gia đình : Tình mẫu tử, tình anh em.
 - Quan hệ xã hội : Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn.
 - Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống.
 Đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường có những từ ngữ tuy không 
khó, nhưng nếu HS hiểu không đúng, bài văn sẽ bị lệch hướng, lạc đề. Những từ 
ngữ như lý tưởng, mục đích, hoài bão, ước mơthường học sinh có hiểu, nhưng 
khó diễn đạt thành ý mạch lạc.
2.2.1. Hai dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp :
 - Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp
Ví dụ:
 Đề 1: Suy nghĩ của em về đức tính hy sinh. 
 Đề 2: Trình bày ý kiến của em về vấn đề: Sự tự tin của con người 
 trong cuộc sống.
 - Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: Ở dạng 
đề này, vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, 
một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn
Ví dụ:
 Đề 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 1 trang giấy thi) trình bày ý kiến 
của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi 
những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
 Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ 
của em về câu nói sau : “Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn 
thất về thời gian”.
2.2.2. Bố cục bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí :
A. MỞ BÀI
 - Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận. 
B. THÂN BÀI
Ý 1. Giải thích để chỉ ra vấn đề cần nghị luận là gì. 
 12 - Nếu vấn đề là sai thì dùng lý luận phê phán ngược lại những ý trên.
 - Nếu vấn đề có chỗ đúng có chỗ sai thì dùng 2 loại ý kiến khẳng định hoặc 
phê phán theo gợi ý.
 - Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh.
 Gợi ý : Dẫn chứng từ cụ thể cuộc sống, hoặc sách vở báo chí thông tin về 
việc con người đã làm theo nó như thế nào? Đã có ai răn dạy điều tương tự? Có 
tấm gương tiêu biểu nào? Có số liệu cụ thể gì?
Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tỏ ý kiến của người viết đối với vấn đề ( Phê phán cái 
xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực)
 + Vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội ? Phê phán ? 
 Gợi ý : Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ 
Nền kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên 
phức tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho xã hội 
phải giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu 
quả gây ra
 + Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào? 
 Gợi ý : Ảnh hưởng dến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời 
sống tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe? uy tín và tương lai bản 
thân?...
 Ghi chú: Nếu là bài ca ngợi bênh vực thì làm ngược lại theo hướng dẫn trên.
Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết sau khi bình luận (Làm gì để đạt mục 
tiêu như bình luận)
 Gợi ý trả lời: 
 - Biện pháp chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung, 
tác hại./ Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây 
dựng hành động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống như thế nào cho 
đúng.
 14 Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất 
bại (có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà khoa học, những con người nổi 
tiếng trong cuộc sống)
Ý 3. Bình luận
 - Câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: 
sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
 - Ý kiến riêng của cá nhân về ý nghĩa của câu nói (Học sinh có sự lí giải khác 
nhau nhưng cần lôgic và có sức thuyết phục).
Đề 2
 Viết một bài văn ngắn (không quá 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em 
về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì 
ngọt ngào”.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ
 - Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao 
trình độ hiểu biết của mỗi người.
 - Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả 
học tập.
=> Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn và vai trò 
quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
* Ý 2. Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ.
 - Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở 
mắng; thi hỏngQuá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả.
 - Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát 
vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp.
 - Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu 
dài. (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học)
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ 
 16 + Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng 
xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách 
khách quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên.
 + Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả 
tập thể, quốc gia, dân tộc.
 - Bài học hành động: liên hệ bản thân (Học sinh có sự lí giải khác nhau 
nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
Đề 4
 “Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng thứ 
mà thôi”.
 Từ câu trả lời trên, em hãy trình bày trong một đoạn văn ngắn (không quá 1 
trang giấy thi) suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc 
sống của mỗi con người.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích
 Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ, khoan dung chính là cách ứng 
xử độ lượng, vị tha, biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác, biết bỏ qua 
những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh
 - Nhờ có lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con 
người sống gần gũi đáng yêu hơn (đưa dẫn chứng minh họa).
 - Sống lượng thứ, khoan dung cũng không phải là sự đồng nhất với nhu 
nhược hoặc bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác.
*Ý 3. Bình luận 
 - Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng 
cần được thực hiện và ca ngợi.
 18 chỉnh cho phù hợp, để phương pháp thực sự phát huy được tính tích cực chủ động 
học tập của học sinh. Chúc các bạn thành công.
 Người viết
 Đào Thị Bé Chính
 20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_cach_viet_van_nghi.doc