Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn HS tiếp cận với BĐTD trong hình học 9

doc 17 Trang tailieugiaoduc 52
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn HS tiếp cận với BĐTD trong hình học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn HS tiếp cận với BĐTD trong hình học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn HS tiếp cận với BĐTD trong hình học 9
 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
 1 HS Học sinh
 2 GV Giáo viên
 3 BĐTD Ban đồ tư duy 
 4 PPDH Phương pháp dạy học
 5 THCS Trung học cơ sở
 6 GD và ĐT Giáo dục và đào tạo
 7 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
 - 2 - 1.2. Cơ sở thực tiển
 Năm học 2014 – 2015 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vấn đề đặt ra cho GV là 
phải làm việc, làm như thế nào để thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, HS tích cực” một cách hiệu quả? Đây là vấn đề phát huy 
tính tích cực, sáng tạo ở HS nên cần rất nhiều sự đầu tư của GV và HS. Vì thế tôi 
rất tâm đắc nên tiếp tục chọn đề tài “HƯỚNG DẪN HS TIẾP CẬN VỚI BĐTD 
TRONG HÌNH HỌC 9” để nghiên cứu. 
 Với phương pháp học dùng BĐTD để học hình học trước đây đã phát huy 
tính tích cực, tự chủ, sáng tạo, mạnh dạn ở HS và kết quả đạt được so với tiêu chí 
hiện nay là cần tiếp tục phấn đấu.
 Bởi vì, BĐTD tuy là công cụ ghi chú tối ưu, nhưng có lẽ nhiều người trong 
số chúng ta cảm thấy hơi khó khăn khi áp dụng BĐTD cho giảng dạy các môn 
học. Chính vì vậy dù đã làm quen với BĐTD một năm rồi nhưng mãi đến đầu 
năm học 2013 – 2014 này tôi mới vẽ được BĐTD cho bộ môn Toán một cách 
tương đối hoàn chỉnh. Trong năm học 2014 - 2015 áp dụng BĐTD trong giảng 
dạy và tiếp tục nghiên cứu đến nay tôi phát hiện ra ba điểm sau:
 • Có nhiều loại BĐTD cho các môn học, tổng kết kiến thức và làm bài tập.
 • BĐTD tổng kết kiến thức sẽ giúp chúng ta biết được mình đang đứng ở 
 đâu – biết được những gì và chưa biết những gì?
 • BĐTD khi làm bài tập nghe có vẽ là lạ. Thật ra BĐTD do chính học sinh 
 vẽ ra, đặc biệt hữu dụng khi các em áp dụng làm bài tập khó bằng nhiều 
 hướng suy nghĩ khác nhau.
2/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Để đề tài tập trung nghiên cứu thì công việc GV là người truyền cảm hứng 
và dạy cách học cho HS là trong việc thực hiện theo phong trào thi đua “Xây 
dựng trường học thân thiện HS tích cực” bằng phương pháp dạy học mới 
“HƯỚNG DẪN HS TIẾP CẬN VỚI BĐTD TRONG HÌNH HỌC 9”.
 Phạm vi nghiên cứu: HS lớp 9a2 trường THCS Phước Thạnh.
 - 4 - quyết định đưa phương pháp này thành một trong năm chuyên đề tập huấn cho 
giáo viên THCS trên toàn quốc. 
2/ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
 • Trần Đình Châu, Sử dụng BĐTD – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học 
 tập môn toán, Tạp chí giáo dục, kì 2, tháng 9 năm 2009.
 • Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy, BĐTD – công cụ hiệu quả hỗ trợ 
 dạy học và công tác quản lí nhà trường, Báo giáo dục thời đại, số 147 ngày 
 14 tháng 9 năm 2010.
 • Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy, Thiết kế BĐTD dạy – học môn 
 Toán, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tháng 7 năm 2011.
 • Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy, dạy tốt – học tốt các môn học bằng 
 BĐTD, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tháng 7 năm 2011.
 • Tony Buzan – BĐTD trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
 • Sách Một số sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện học 
 sinh tích cực của bộ GD và ĐT xuất bản tháng 7 năm 2011.
 • Báo dân trí
 • Báo tuổi trẻ
 • Tạp chí giáo dục
 • www.google.com.vn
3/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở trường cho thấy, sử dụng 
BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực 
và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản 
phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và 
cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành 
quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực 
riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa 
kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), mà 
 - 6 - nhằm hướng dẫn HS chủ đề tiếp cận với BĐTD. Tư liệu về BĐTD cũng chưa phổ 
biến rộng rãi, tôi phải tìm tài liệu ở rất nhiều nhà sách, truy cập trên mạng, 
III) CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
 1/ YÊU CẦU
 BĐTD, còn được gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, , là hình thức ghi 
chép tìm tòi, đào sâu, mở rộng, sáng tạo một ý tưởng, hệ thống một chủ đề hay 
một mạch kiến thức,  bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, 
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực, đặc biệt đây là một sơ đồ 
mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắc khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc 
bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi 
người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập 
BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người.
 BĐTD là gì? Để làm gì? Ai làm? Làm như thề nào? Cần lưu ý điều gì? 
Đây là những câu hỏi đặt ra của HS mà GV là người phải trả lời để cung cấp cho 
các em một hướng đi cụ thể đến với BĐTD.
 Giới thiệu câu chuyện về hai bán cầu não yêu cầu được làm việc như nhau:
 Não trái có chức năng xử lý các thông tin mang tính chất Học Thuật (phân 
tích, lí luận, ngôn ngữ, chữ viết, )
 Não phải có chức năng xử lý thông tin mang tính chất tưởng tượng (màu 
sắc, hình dạng, mơ mộng, )
 Khoảng 90% các môn học ở trường sử dụng não trái, khi nó phải làm việc 
hết công suất thì não phải “ngồi không”. Do đó có những lúc HS ngồi trong lớp 
mơ mộng, suy nghĩ mong lung bị GV đánh giá là mất tập trung nhưng thực chất 
là do não phải của các em đang “đòi làm việc”. Để giải quyết vấn đề này, chúng 
ta cần bắt cả hai bán cầu não của các em cùng làm việc. Đây là cách làm việc hết 
công suất của não, rất hiệu quả được ví như là một người chạy bằng hai chân thì 
bao giờ cũng nhanh hơn người chạy một chân.
 - 8 - Không nên
 ✓ Tuyệt đối hóa vai trò của BĐTD: GV không nên coi BĐTD là công cụ 
 vạn năng trong dạy học.
 ✓ Áp dụng BĐTD vào dạy bài mới một cách thoái quá.Với những bài học 
 có nội dung dài.
 ✓ Sa đà vào việc “trang trí” BĐTD. Nếu nặng nề về trang trí thì sẽ tốn rất 
 nhiều thời gian, làm chuyển hướng sự tư duy về vấn đề cần quan tâm 
 sang tư duy “hội họa”.
Ưu điểm của cách ghi với BĐTD
 Lôgic, mạch lạc.
 Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu.
 Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết.
 Dễ dạy, dễ học, dễ nhớ.
 Kích thích hứng thú học tập của HS
 Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
 Giúp hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức.
 Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
 Điều cần tránh khi chi chép 
 Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
 Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết
 Dành quá nhiều thời gian để ghi chép
 Đối với HS trung bình: tập cho HS có khả năng tự ghi chép hay tổng 
 kết một vấn đề, một chủ đề đã học theo cách hiểu dưới dạng BĐTD.
 Đối với HS khá, giỏi: Ngoài việc dùng BĐTD để hệ thống kiến thức 
 đã học, có thể hướng dẫn HS sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một 
 vấn đề, hay tìm hiểu hướng giải quyết một bài toán, 
 - 10 - Xác định nhiệm vụ nhận thức bằng việc giao cho HS thiết lập BĐTD về 
 chủ đề cần nghiên cứu. Ở một số tiết học ban đầu, khi mới tổ chức sử dụng 
 BĐTD dạy học họp tác nhóm, GV nên đưa ra BĐTD thiếu nội dung, thiếu 
 nhánh cho HS hoàn thiện nội dung kiến thức.
 HS thực hiện hoạt động nhóm: HS tham gia trao đổi, thảo luận trong 
 nhóm của mình, ghi nội dung kiến thức vào BĐTD của nhóm mình. GV 
 theo dõi, điều khiển, điều chỉnh (nếu cần) hoạt động nhóm.
 Đại diện các nhóm thuyết minh về BĐTD của nhóm mình.
 GV nhận xét đánh giá các nhóm. 
Ví dụ 1: Lập BĐTD phần “Ôn tập chương I” Hình học 9, tập 1.
 THCS Phước Thạnh
 Tiết tốt, lớp 9a2
 GV: Đỗ Minh Phong
 1) MỘT SỐ TÍCH CHẤT 
 CỦA HỆ THỨC LƯỢNG
 - 12 - Ví dụ 2: Lập BĐTD bài “Ôn tập chương III” – Hình học 9, tập 2.
IV) KẾT QUẢ
 Kết quả bước đầu trong việc vận dụng BĐTD vào dạy học đã đem lại hiệu 
quả rất tốt 100% HS rất thích thú với phương pháp này vì nó đem lại hiệu quả mà 
nhẹ nhàng, phát huy khả năng tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của 
HS. Thực sự mỗi BĐTD là một sản phẩm trí tuệ. Rất nhiều GV được mời đến dự 
tiết dạy bài mới với BĐTD đánh giá rất cao sự tiện ích của phương pháp này.
 - 14 - V/ PHẦN KẾT LUẬN
1/ TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP
 Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy 
mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ 
thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực 
khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới 
PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS và trung học phổ thông.
 “BĐTD có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau, đặc biệt tại các vùng 
nghèo, GV có khi chỉ cần một tấm bản đồ dùng rồi, một tờ lịch dùng rồi, chỉ cần 
một mặt giấy, cũng có thể vẽ được BĐTD. Học sinh có thể học trên một mặt 
bằng, thậm chí là một nền đất. Chính vì tính linh hoạt nên áp dụng nó khả thi”.
 BĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá 
nhân có thể hiểu được bức tranh đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc 
trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình 
thuộc ý lớn nào. Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó 
mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn 
đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử dụng BĐTD sẽ khắc phục được 
những hạn chế đó bởi BĐTD tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên 
đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện 
tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, BĐTD đa chiều tạo nên sự 
cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng 
góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên 
tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên BĐTD.
2/ PHẠM VI ÁP DỤNG
 Có thể khẳng định tác dụng tích cực của việc sử dụng BĐTD trong hỗ trợ 
dạy học. Đây là một công cụ có thể thực hiện được trong tất cả các trường tiểu 
học, THCS, bởi nó không tốn kém về vật chất.
 - 16 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hs_tiep_can_voi_bdtd_trong_h.doc