SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh

doc 17 Trang tailieugiaoduc 36
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh
 Môn hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương 
pháp hợp lý phù hợp với thực tế dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu 
và cảm nhận. Trước tình hình đó, đổi mới phương pháp dạy học đang là yếu tố 
quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả 
là phát huy tính thực tế.
 Có những kiến thức hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng 
trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa 
học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể 
ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ 
thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, 
sáng tạo, hứng thú trong môn học.
 Trong quá trình dạy học người giáo viên phải có khả năng gắn bài giảng 
với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích 
thích sự ham mê học tập của học sinh.
 Với những lý do trên, bản thân tôi hết sức trăn trở nên đã suy nghĩ làm thế 
nào để các em vận dụng được kiến thức vào thực tiễn và yêu thích bộ môn. Vì 
vậy tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học 8 bằng phương 
pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh ” trong năm học này bằng việc giải 
thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học nhằm tạo hứng thú học tập 
cho học sinh.
 2/ Phạm vi của đề tài:
 Đề tài này chỉ nêu một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn 
Hoá học 8 qua việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 B. NỘI DUNG:
I/ THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
 Bộ môn Hoá học là môn học rất trừu tượng và tương đối mới với học sinh 
bậc THCS, vì phải tập làm quen với nhiều cái mới và cần phải tư duy, sáng tạo, 
phát triển kiến thức, kỹ năng thực hành .để tiếp thu đầy đủ và lĩnh hội bài học 
một cách hiệu quả.
 - -1 2 trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để có thể hoà nhập với xã hội. Vai trò của giáo 
viên là không nhỏ, đặc biệt giáo viên bộ môn, là người trực tiếp giảng dạy lớp và 
giáo dục học sinh, với vai trò “ Thầy chủ đạo, trò chủ động” sẽ quyết định về 
hiệu quả và chất lượng bộ môn, làm thế nào để những giờ học không khô khan, 
nhàm chán, học sinh có niềm say mê hứng thú, tích cực chiếm lĩnh tri thức một 
cách hiệu quả cao nhất. 
 Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát 
triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn hóa học là giúp cho học sinh hiểu 
đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con 
người thông qua các bài học, các giờ thực hành...
 Học hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở 
cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng 
hoá học.
 Học hoá để biết, là góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương 
hại đến đời sống, tinh thần của con người... 
 Học hoá để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng 
phục vụ trong đời sống của con người. 
 Để đạt được mục đích của môn hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ 
những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, học sinh còn tự 
mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. 
Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ 
vậy học sinh được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. 
 Và cũng nhờ đó học sinh thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với 
đời sống và lôi cuốn hơn.
 Như vậy, để hoạt động giảng dạy và học tập đạt được kết quả cao thì học 
sinh phải say mê học tập, yêu thích bộ môn. Người giáo viên phải tạo điều 
kiện cho các em lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, tạo môi trường học tập tích cực, 
thân thiện, thoải mái. 
 2. Biện pháp: 
 a . Đối với giáo viên:
 - -1 4 Giúp học sinh yêu thích học môn hóa học và nâng cao hiệu quả dạy và học 
bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học bằng cách 
nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày cụ thể như:
 - Sau khi đã kết thúc bài học, có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những 
kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện 
tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền 
đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 
 - Có thể tạo cho học sinh bất ngờ bằng một câu hỏi rất khôi hài hay một 
vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp để vào bài mới tạo sự chú 
ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
 - Qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học làm cho học 
sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
 - Thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể 
xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học, có thể góp phần tạo không khí 
học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học Hoá.
 Để giúp học sinh học tốt, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém bộ môn, 
nâng cao tính tích cực chủ động trong học tập người giáo viên cần phải:
 - Xây dựng cho học sinh phương pháp học tập bộ môn, có hệ thống câu hỏi 
phù hợp với từng đối tượng học sinh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
 - Bài dạy phải được thiết kế một cách khoa học, đúng trọng tâm, đảm bảo 
mục tiêu bài dạy.
 - Hệ thống các hoạt động học tập phải đi từ cơ sở nhận thức của học sinh từ 
thấp đến cao, nhằm kích thích hứng thú tư duy sáng tạo của học sinh. 
 - Chọn lựa và sử dụng triệt để các ĐDDH phù hợp nhằm rèn luyện kỹ năng 
trình bày, kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức để học sinh dễ tiếp thu kiến 
thức và nhớ lâu. 
 - Tổ chức tốt các hoạt động nhằm tạo điều kiện để học sinh nắm được nội 
dung, kỹ năng, yêu cầu trọng tâm của bài học và khả năng hệ thống hoá kiến 
thức, sự thích thú say mê, lòng tin vào khoa học.
 - -1 6 *Ví dụ 02: Trước khi dạy bài chất, giáo viên có thể giới thiệu:
 Hoá chất trong cơ thể của con người như thế nào?
 Các nhà khoa học đã tính được rằng: 
 •Lượng nước trong cơ thể của người chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi.
 •Lượng Fe đủ để làm một cái đinh 5 phân.
 • Lượng đường chỉ đủ làm nữa cái bánh ngọt nhỏ.
 • Lượng vôi trong toàn bộ xương cơ thể đủ xây một cái chuồng gà con.
 • Lượng mỡ dùng nấu được 7 bánh xà phòng.
 • Lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm.
 • Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét.
 • Cộng lại kể cả các nguyên tố khác như Mg, Cu, K Theo các nhà bác 
 học tính ra thì với một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá 
 chưa tới 3$. 
 Áp dụng: Đây là tình huống có chút khôi hài nhưng có thể giúp học sinh 
nắm được cơ bản thành phần nguyên tố trong cơ thể con người nhằm làm rõ thêm 
về quan điểm duy vật .
* Ví dụ 03: Vì sao“bánh bao”thường rất xốp và có mùi khai? 
 Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi 
nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho 
bánh xốp và nở. NH4HCO3(r) NH3↑ + CO2↑ + H2O↑
 Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
 Áp dụng: Dạy phần Sự biến đổi chất - Hiện tượng hoá học 
 - -1 8 • Kim loại được con người sử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu).
 • Kim loại có trữ lượng lớn nhất: Nhôm chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất.
 Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vào bài Nguyên tố hóa học.
*Ví dụ 06 : Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
 Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của 
người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển 
hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây 
 Amilaza,H2O Mantaza,H2O
 C6H10O5  C12H22O11  C6H12O6
ngọt theo sơ đồ: n
 TB Mantozo Glucozo
* Ví dụ 07: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới 
đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
 Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa 
muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học:
 o
 Ca HCO t 2CaCO  CO  H O
 3 2 3 2 2
 o
 Mg HCO t 2MgCO  CO  H O
 3 2 3 2 2
 CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn.
 Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng giấm 5% và rượu, đun sôi để 
nguội qua đêm thì tạo thành 1lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.
 Áp dụng: Giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về nước. Mục đích cung 
cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp phần cho học sinh hiểu bản chất của vấn đề 
có trong đời sống hàng ngày, có thể ứng dụng trong đời sống gia đình mình, tạo 
sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm được.
 - -1 10 * Ví dụ 09: Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì 
chuyển sang màu đỏ?
 Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu 
của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi.
 Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh có 
7% axit citric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi 
màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh là chứa chất 
kiềm Canxi.
 Áp dụng: Dạy bài Nước phần tính chất của axit, bazơ.
* Ví dụ 10: Tại sao phải ăn muối có Iod?
Ăn muối để bổ sung hàm lượng Iod cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng 
thành có chứa 20 – 50mg Iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu Iod trong 
tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, 
phụ nữ thiếu Iod dẫn dến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm 
bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 microgam Iod.
 Áp dụng: Vấn đề liên quan đến Iod giúp học sinh hiểu được vai trò tại sao 
toàn dân phải ăn muối Iod và nhận thấy tầm quan trọng của muối Iod, tăng tính 
hiểu biết hơn. Có thể giới thiệu trong bài tính chất của chất.
* Ví dụ 11 : Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
 Do than đá tác dụng với khí O 2 trong không khí tạo ra khí CO2, phản ứng 
tỏa nhiệt. C O2 CO2  H 0
 Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì 
than tự bốc cháy.
 Áp dụng: Dạy phần sự cháy và sự tự bốc cháy.
* Ví dụ 12: Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu 
than củi?
 Do than củi xốp có tính hấp phụ mùi, nên hấp phụ được mùi khét của cơm 
làm cho cơm đỡ mùi khê.
 Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vào bài tính chất của chất.
 - -1 12 Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống 
nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO 2. Ở trong dạ dày 
nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó 
mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, 
dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc 
tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
 Áp dụng : Có thể đưa vào bài tính chất của CO2.
*Ví dụ 15 : Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
 “Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động 
vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí 
PH3(Photphin) khi có lẫn một chút khí P 2H4 (Diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy 
ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí:
 P2H4
 2PH3 4O2  P2O5 3H2O
 Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa 
địa càng tăng nên tính chất kịch tính.
 Áp dụng: giải thích được hiện tượng trong đời sống “Ma trơi”.Tránh tình 
trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh.
*Ví dụ 16: Khí cười
 Nhà hóa học Anh Humphry Davy khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát 
hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lý rất độc đáo – thậm chí... kỳ cục. Một số 
 - -1 14 Năm học Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu
 2014- 2015 số HS SL % SL % SL % SL %
Đầu HK I 198 39 19,69 61 30,80 65 32,83 23 12,63
Đầu HK II 198 60 30,30 56 28,28 71 35,86 11 5,55
 Qua kết quả trên cho thấy việc thực hiện áp dụng ý tưởng của sáng kiến kinh 
nghiệm vào thực tế giảng dạy mang lại hiệu quả tương đối khả quan và bản thân 
sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện trong thực tế giảng dạy thời gian tiếp theo nhằm 
nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn và yêu cầu chỉ tiêu đề ra.
C. KẾT LUẬN:
 Trên đây là biện pháp tôi đã áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn hoá học, 
nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm dần tỉ lệ 
học sinh yếu kém, từng bước nâng dần chất lượng học tập , giúp học sinh tiếp thu 
kiến thức nhẹ nhàng, rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để các em hiểu bài, hứng 
thú học tập, nắm vững kiến thức và nhớ lâu .
 Để tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, là mục đích hướng 
tới của từng người giáo viên, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. 
Trong nội dung đề tài mình, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc 
sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Mặc dù 
trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan. 
 Để vận dụng tốt SKKN này vào thực tế giảng dạy bộ môn, tôi tâm đắc một 
số vấn đề sau: 
 1/ Giáo viên: 
 Giáo viên vận dụng tốt các phương pháp dạy, tìm tòi khai thác và nghiên 
cứu các phương pháp để truyền đạt hữu hiệu nhất.
 Bổ sung thêm nhiều hiện tượng thực tế để áp dụng trong bài học giúp học 
sinh thấy được việc học bổ ích. Từ đó các em càng yêu thích học hóa học hơn và 
chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao.
 Sự kết hợp hài hoà trong phong cách dạy có thể làm cho giờ học mang 
không khí rất thoải mái, khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng tốt hơn. 
 - -1 16

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_bo_mon_hoa_hoc_8_bang_phuong_phap_t.doc