Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9
phái, thơ Hồ Xuân Hương, “Cung oán ngâm khúc”- Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm... Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nhân dân đánh Pháp. Văn học tập trung đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, đả kích những thói lố lăng hủ bại của xã hội phong kiến thực dân. Tiêu biểu : Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương... Suốt chặng đường dài 9 thế kỉ, văn học viết Việt Nam hình thành, phát triển và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. II.NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM PHẦN VĂN BẢN TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ĐƯỢC HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9. Bài 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG: 1- Tác giả - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê huyện Trường Tân nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. - Ông sống ở thế kỉ XVI, thời kì nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh gây nên bao nỗi tang thương cho nhân dân. - Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nuôi mẹ già, viết sách, sống ẩn dật như bao trí thức đương thời. 2- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện viết về người phụ nữ của Truyền Kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ Chàng Trươn. 3- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm a. Giá trị nội dung * Giá trị hiện thực: - Truyện viết về cuộc đời và nỗi oan khuất của Vũ Nương, một người phụ nữ có nhan sắc, lại nết na, đức hạnh, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị chồng nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải trẫm mình để chứng tỏ lòng trong sạch. Số phận của Vũ Nương cũng là số phận của nhiều người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến đương thời. - Truyện còn phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam: + Xã hội dung túng cho thói trọng nam khinh nữ, xem trọng quyền uy của kẻ giàu. Hành động ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là hệ quả của loại tính cách gia trưởng, sản phẩm của xã hội phong kiến đương thời. + Cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên cái chết của vũ Nương. Nếu không có chiến tranh, số phận của mỗi nhân vật có thể đã khác. * Giá trị nhân đạo: - Giaó viên cho học sinh hiểu sơ lược về giá trị nhân đạo: Là lòng nhân ái, vị tha, yêu thương, tôn trọng, ngợi ca những giá trị, phẩm chất, tài năng, vẻ đẹpvà quyền sống của con người. - Giá trị nhân đạo của tác phẩm: + Tôn trọng, ngợi ca phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: Hiền thục, chung thủy, vị tha, dịu dàng, hiếu thảo - Nguyễn Du (1765 – 1820), tên là Tố Như, hiệu Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Thời đại: Ông sống vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: Chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn và quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Những yếu tố này có ảnh hưởng nhiều tới tình cảm, nhận thức, sáng tác của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực. - Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. - Về tiểu sử cuộc đời của Nguyễn Du cần chú ý những nét lớn sau: + Cuộc đời chìm nổi, từng trải, vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng. + Có trái tim nhân hậu, cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân; Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa, một danh nhân văn hóa thế giới. - Sự nghiệp văn học: Nguyễn Du có nhiều tác phẩm lớn có giá trị về cả chữ Hán và chữ Nôm. 2-Tác phẩm Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Truyện ra đời vào đầu thế kỉ XIX, ban đầu có tên là Đoạn trường tân thanh, về sau đổi thành Truyện Kiều. Truyện dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Chính điều này mới làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều. 3- Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Về nội dung * Giá trị hiện thực: - Phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội bất công tàn bạo với giai cấp thống trị tàn ác. - Hiện thực về sức mạnh đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của thế lực đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. * Giá trị nhân đạo: + Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ. + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, xấu xa chà đạp lên quyền sống của con người. Đề cao tự do và công lí. + Trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp đến phẩm chất, tài năng và khát vọng, mơ ước tình yêu chân chính. b. Về nghệ thuật -Về ngôn ngữ và thể loại: Với Truyện Kiều, ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến trình độ điêu luyện, thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. - Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả ba hình thức: Trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp. Nghệ thuật dẫn chuyện. Nguyễn Đình Chiểu là người có nghị lực phi thường, vượt qua bất hạnh của bản thân, sống cống hiến cho đời; là nhà giáo thanh cao, thầy thuốc giỏi, nhà thơ, nhà văn giàu tinh thần nhân nghĩa. 2- Nội dung Truyện kể về nhân vật Lục Vân Tiên, một con người có tính cách anh hùng, có tấm lòng hào hiệp, từ tâm, nhân hậu. Hình ảnh của Lục Vân Tiên chứng tỏ sức mạnh của chính nghĩa, của cái thiện chắc chắn sẽ thắng cái ác. Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua nhân vật Kiều Nguyệt Nga, một cô gái thùy mị, nết na, khiêm nhường, xem trọng ân nghĩa. 3- Nghệ thuật - Sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian, văn học trung đại để khắc họa tính cách nhân vật. Truyện được sáng tác để kể, truyền miệng nên nhân vật chủ yếu được miêu tả qua cử chỉ, hành độnghơn là nội tâm. - Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc chân thành, giàu cảm xúc. III. MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO Đề 1: Chiếc bóng trên tường (trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) đã giết chết một con người, còn chiếc lá trên tường (trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri) lại cứu sống một con người. Ý kiến của em về vấn đề trên. 1. Phân tích đề: a. Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm b. Nội dung: Đánh giá, nhận xét về hình ảnh chiếc bóng trên tường (trong Chuyện người con gái Nam Xương) và hình ảnh chiếc lá trên tường (trong truyện Chiếc lá cuối cùng) để làm nổi bật giá trị nhân văn của hai hình tượng đó là: Sức mạnh của niềm tin yêu cuộc sống, niềm tin giữa con người với con người. c. Phạm vi tư liệu: Nội dung kiến thức trong hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lá cuối cùng và vận dụng hiểu biết của bản thân trong cuộc sống. 2. Gợi ý làm bài: - Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ phải chết oan khuất do nhiều nguyên nhân: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng, sự ghen tuông mù quáng và cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh và sâu xa hơn là cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho bao gia đình li tán. Nhưng còn một nguyên nhân không thể không kể đến đó là lời nói vô tình của bé Đản. Nói đúng hơn đây là nguyên nhân đẩy sự ghen tuông của Trương Sinh đến đỉnh điểm của sự mù quáng. Như vậy, chiếc bóng trên tường, dù vô tình, đã trở thành tác nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Chiếc bóng trên tường trở thành thủ phạm gây nên nỗi oan khuất. Về chi tiết này, có lẽ Nguyễn Dữ muốn gởi đến chúng ta một suy ngẫm: Có những sự vô tình nhưng trong một hoàn cảnh nào đó, thật oái oăm, sẽ trở thành nguyên nhân gây nên bất hạnh, oan trái cho con người. b. Giá trị nhân đạo: - Truyện đề cao, ca ngợi phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: Đảm đang, hiền thục, chung thủy và vị tha với chồng, yêu thương con, hiếu thảo với mẹ chồng - Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái; ở đó nhân phẩm con người được đề cao, được tôn trọng. - Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với người phụ nữ trong chế độ phong kiến đương thời. - Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa “ở hiền gặp lành”, người tốt dù có trải qua bao oan khuất nhưng cuối cùng sẽ được minh oan qua những yếu tố kì ảo ở phần kết thúc truyện. Đề 3: Suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du 1. Phân tích đề: a. Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích). b.Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. c. Phạm vi tư liệu: Chủ yếu bám vào nội dung kiến thức Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều. 2. Gợi ý làm bài: Người phụ nữ được khắc họa trong hai văn bản là những người có nhan sắc, có đức hạnh song lại chịu một số phận oan nghiệt để rồi cuối cùng đều phải chọn cho mình một lối thoát: tự vẫn. Với tấm lòng nhân đạo cao cả, các nhà văn đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi thống khổ của họ, trân trọng đề cao vẻ đẹp của họ, nhất là vẻ đẹp tâm hồn. - Người phụ nữ trong hai văn bản mang những nét đẹp của người phụ nữ truyền thống trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh. + Họ là những người phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nương “tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”; Thúy Kiều “Làn thu thủy, nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” + Họ là những người phụ nữ đảm đang, tháo vát: Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa lo việc gia đình, nuôi dạy con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. + Họ là những người phụ nữ thủy chung, nhân hậu và đầy tình yêu thương: * Vũ Nương: Một người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết. Khi chồng nghi oan, giãi bày không được, đau khổ đến tột cùng, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình; Là người mẹ yêu con, hiếu thảo với mẹ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, lo thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ ốm; lo “ma chay tế lễ” chu đáo khi mẹ mất * Thúy Kiều: Là người con gái trong trắng, thủy chung, giàu lòng vị tha: Dù phải chịu mười lăm năm lưu lạc, nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ chàng Kim, sâu thẳm và lông mày rạng rỡ như sắc núi mùa xuân. Ở Kiều hội tụ cả tài lẫn sắc. Nhan sắc thì độc nhất vô nhị còn tài thì toàn diện: cầm, kì, thi, họa. Tài sắc ấy làm thiên nhiên, tạo vật phải ghen hờn, người đời ghen ghét đố kị. Từ bức chân dung Kiều, ta dự cảm được số phận ngang trái, đau khổ của đời nàng. - Như vậy, nét đặc sắc trong bút pháp tả người của thiên tài Nguyễn Du là chỉ bằng vài nét phác họa nhưng chân dung, tính cách của từng nhân vật đều hiện lên rõ nét. Đề 5: Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). 1. Phân tích đề: a. Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ. b.Nội dung: Phân tích làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên (cách dùng từ ngữ gợi hình, gợi tả, bút pháp miêu tả cổ điển, ước lệ) của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. c. Phạm vi tư liệu: Chủ yếu là đoạn thơ Cảnh ngày xuân. 2. Gợi ý làm bài: - Thành công trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân chính là tài năng sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, Nguyễn Du đã phác họa những bức tranh phong cảnh vô cùng đặc sắc. + Bức tranh thứ nhất là khung cảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân. Chỉ có thời gian, không gian, con người chưa xuất hiện. Sự kết hợp bút pháp tả và gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá Bức họa về mùa xuân với sắc màu hài hòa tuyệt diệu (cỏ non, màu trời xanh, hoa lê trắng). + Bức tranh thứ hai là khung cảnh lễ hội. Nổi bật trên nền trời xanh là hình ảnh con người đang náo nức, nhộn nhịp trong ngày hội đạp thanh. Hàng loạt những danh từ Hán việt (yến anh, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui. Các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi sự náo nhiệt. Các tính từ (gần xa, nô nức) làm nổi rõ tâm trạng con người. Hình ảnh ẩn dụ (nô nức, yến anh) gợi tả không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu của nam thanh, nữ tú trong lễ hội mùa xuân. + Bức tranh thứ ba tả cảnh chiều tà, chị em Kiều du xuân trở về. Từ láy (tà tà, thanh thanh, nao nao) diễn tả không khí nhạt dần, lặng dần, nhuốm buồn. Tâm trạng con người bâng khuâng, tiếc nuối. Đề 6: Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ. 1. Phân tích đề: a. Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ. b.Nội dung: Phân tích, nêu ý kiến để làm sáng tỏ tâm sự của Thúy Kiều trong cảnh ngộ xa người yêu, xa gia đình, trước lúc bước vào cuộc đời “Sống làm vợ khắp người ta”. B. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI B1. THƠ HIỆN ĐẠI . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 Cách mạng tháng Tám là mốc lịch sử trọng đại mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc và cũng mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học. Trong suốt ba m- ơi năm (1945-1975) văn học Việt Nam đã nảy nở và phát triển gắn bó mật thiết với những bước đi của lịch sử dân tộc, với vận mệnh của Tổ quốc. Cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất được khắc hoạ một cách chân thật và đẹp đẽ qua văn học mà tiêu biểu là qua những vần thơ mượt mà đằm thắm có lúc khoẻ khoắn và hùng tráng đến kì lạ. Thơ ca thời kì này đã cất lên tiếng nói trữ tình mới mẻ, khoẻ khoắn có nhiều tìm tòi sáng tạo. Xuất phát từ điều đó, tôi thấy việc tìm hiểu tiếng nói trữ tình trong thơ 1945-1975 là một việc làm cần thiết giúp học sinh có một cái nhìn khái quát về giá trị của thơ ca Việt Nam 1945-1975 từ đó trau dồi thêm tình yêu quê hương, đất nước con người, bồi dưỡng tinh thần lạc quan cho thế hệ trẻ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Từ xưa đến nay, thơ có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống, ở đâu có sự sống thì ở đó có chất liệu thi ca. Cuộc sống với tất cả sự bề bộn của nó là những nguồn đề tài vô tận cho thơ. Và sự có mặt của thơ ca chân chính trong đời sống góp phần chứng minh sự tồn tại của con người đang luôn thiết tha đấu tranh cho một lẽ sống, một chân lí tốt đẹp. Nhưng thơ còn là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước. Thơ luôn bộc lộ khát vọng vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng. Tiếng thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự thôi thúc thầm kín nhưng vô cùng mãnh liệt của nội tâm. Thơ là tiếng lòng nhưng thơ cũng chính là cuộc sống. Tiếng thơ là sự thôi thúc yêu cầu của thời đại. Nhà thơ phải biết lắng nghe, quan sát, xúc động để bắt lấy tiếng nói sâu xa của cuộc sống để khơi dậy hoài bão và niềm tin tốt đẹp vào con ngời. Văn học không chỉ phát triển theo qui luật nội tại của nó mà còn chịu sự chi phối của lịch sử và thời đại. Từ 1945 đến 1975 trên đất nước ta đã xảy ra nhiều biến cố tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống xã hội và con ngời. Trong . KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM TRONG CÁC VĂN BẢN TRỮ TÌNH NGỮ VĂN 9 * Văn bản: Đồng chí – Chĩnh Hữu. Kiến thức cần nắm: 1- Tác giả: Tên thật là Trần Đình Đắc (1926-2007) quê Can Lộc – Hà Tĩnh. Ông gia nhập trung đoàn Thủ đô năm 1946 và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật. 2- Chủ đạo trong sáng tác: Hình ảnh người lính trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mĩ với những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương 3- Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Sau chiến dịch Việt Bắc (Thu đông 1947), đầu năm 1948, tại nơi điều trị thương ông đã sáng tác bài thơ. Bài thơ đã mở ra một khuynh hướng sáng tác mới về quần chúng kháng chiến: cảm hứng thơ hướng về chất hiện thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình. 4- Tập thơ chính: Đầu súng trăng treo sáng tác năm 1966. 5- Về nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: - Bài thơ thể hiện vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí đồng đội keo sơ gắn bó. - Hình tượng trung tâm của bài thơ là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ với những đặc điểm nổi bât: + Họ xuất thân từ nông dân nghèo khó + Có lòng yêu nước sâu sắc. + Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. + Trong gian khổ khó khăn vẫn yêu đời, lạc quan cách mạng b. Nghệ thuật: - Bố cục: bài thơ chia làm 3 đoạn, đặc biệt là dòng 7 có cấu trúc đặc biệt như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người có cùng chí hướng, cùng lí tưởng - Bài thơ có kết cấu đặc sắc, giọng thơ tâm tình, sẻ chia, tha thiết. - Chi tiết thơ chân thực, hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô động, giàu sức biểu cảm. * Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật Kiến thức cần nắm: 1- Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, gia nhập quân đội 1964, là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng lớn: cảm hứng lãng mạng cách mạng tràn đầy niềm tự hào về cuộc sống mới (Miền Bắc đang đi lên xây dựng CNXH) và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài. - Cách gieo vần linh hoạt tạo âm hưởng khỏe khoắn, say sưa bay bổng, lạc quan như một bài ca. - Sử dụng đặc sắc các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ - Bố cục được sắp xếp theo thời gian một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá từ lúc hoàng hôn cho đến khi bình minh trở về rất hợp lý, tự nhiên, không gò bó. * Văn bản: Bếp lửa – Bằng Việt 1- Tác giả: Bằng Việt (1941) tên thật Nguyễn Bằng Việt, quê ở tỉnh Hà Tây. Ông thuộc nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông rất mượt mà, trong trẻo nên rất được bạn đọc trẻ yêu thích. 2- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả là sinh viên ngành luật đang du học tại Liên Xô. Sau được in trong tập Hương cây – bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. 3- Nội dung chính - Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà; đồng thời bày tỏ tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của tác giả. - Hơn thế, Bếp lửa còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp về người bà và tình cảm bà cháu. Đó vừa là một hình ảnh thực, vừa là một sáng tạo độc đáo của bài thơ, qua đó biểu hiện tình cảm kính yêu và lòng tri ân của tác giả đối với bà. 4- Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt của bài thơ được kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, giữa tự sự và bình luận. - Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà làm điểm tựa cho sự khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc cũng như suy nghĩ về bà và tình bà cháu, đó là điểm sáng nghệ thuật thật đặc sắc trong bài thơ này. * Văn bản: Ánh trăng – Nguyễn Duy 1- Tác giả - Nguyễn Duy (1948), tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, quê tỉnh Thanh Hóa. Ông gia nhập quân đội từ năm 1966, chiến đấu qua nhiều chiến trường, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ năm 1977, ông là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Ông được trao giải Nhất cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. Ông tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục sáng tác bền bỉ sau 1975. - Tập thơ Ánh trăng được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. B2. TRUYỆN HIỆN ĐẠI VÀI NÉT VỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, chúng ta được tìm hiểu năm tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu như: kim Lân; Nguyễn Thành Long; Nguyễn Quang Sáng; Nguyễn Minh Châu; Lê Minh Khuê. Họ đều là những nhà văn lớn có những đóng góp nhất định cho nền văn học nước nhà. Tuy mỗi người có một văn phong, một cách viết khác nhau nhưng đối tượng mà họ phản ánh đều là những nhân vật có những phẩm chất tốt đẹp. Đó là hình ảnh người nông dân chân chất thật thà, yêu tha thiết cái làng quê của mình. Họ coi cái làng như ngôi nhà chung của cả cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, họ gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Thế mà bây giờ nghe tin cái làng ấy theo Tây thử hỏi ai mà không đau đớn xót xa. Từ chỗ yêu làng tha thiết, người nông dân đâm ra thù làng. Nhưng vượt lên trên hết là tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến, một lòng một dạ đi theo kháng chiến của người nông dân. Đó là hình ảnh những con người mới với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc, về niềm vui của sự lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người. Họ đang âm thầm lặng lẽ làm việc để đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Hay cảm động hơn là tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Vì thế, tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống bình thường của mọi người. Vì vậy chúng ta phải biết quí trọng những gì đang có, biết rộng mở vòng tay giúp đỡ những người bất hạnh trong cuộc sống. Hay trong cuộc sống, con người khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình, đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững. Hạnh phúc không phải ở đâu xa, hạnh phúc nằm ngay trong những điều bình dị, gần gũi của quê hương, của gia đìnhđồng thời các tác phẩm này còn cho ta hiểu rõ cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường sơn của những con người: “ xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ luôn phải đối mặt với cái chết nhưng vẫn sống hồn nhiên, lạc quan giàu tình cảm và không ít mơ mộng. chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi ở họ sự nhạy cảm, nét hồn nhiên và mơ mộng của tuổi trẻ. Đó chính là hình ảnh đẹp tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên - chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp. - Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện. c. Nội dung: Tuy có nhiều nhân vật nhưng nhân vật chính trong truyện là anh thanh niên. Truyện tập trung khắc họa hình ảnh nhân vật này qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác, qua sự xuất hiện của anh trong cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi với ông họa sĩ và cô kĩ sư. Đúng như lời tác giả, truyện ngắn là “một bức chân dung”- chân dung nhân vật anh thanh niên. Là một chân dung, nhân vật tuy có được thể hiện ở một số nét đẹp, nhưng chưa xây dựng được thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính. * Nhân vật anh thanh niên: có những nét đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người. - Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây mù sa pa. công việc của anh là “ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ – một hoàn cảnh thật đặc biệt. Điều giúp anh vượt qua được hoàn cảnh đó chính là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người, anh thấy mình “ thật hạnh phúc’’. Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với đời sống con người: “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?... Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất’’. Cuộc sống của anh không đơn điệu vì anh còn có niềm vui ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách, anh biết sắp xếp, tổ chức cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ. Ngoài ra anh còn là người cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được giao lưu, trò chuyện với mọi người, anh còn là người khiêm tốn, thành thật khi nhận xét về công việc và đóng góp của mình. + Ông họa sĩ: ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên, ông đã xúc động bối rối vì bắt gặp một đối tượng của nghệ thuật. ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa: “ Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Giá trị của tác phẩm chính là ở chỗ nó phải truyền tải được hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc sống nên người nghệ sĩ phải lao động nhiệt tình một cách khó nhọc. + Cô kĩ sư trẻ: khi gặp gỡ anh thanh niên, nghe anh nói về bản thân và những người khác, cô đã “ bàng hoàng’’ vì khám phá thêm được những nét đẹp của những con người “dũng cảm’’. Và điều quan trọng hơn là cô đã hài lòng với quyết định đúng đắn mà cô đã lựa chọn. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác. - Trong truyện, tình cảm của Thu được thể hiện khá mạnh mẽ. Đó là tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở bé Thu còn có một nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ. - Truyện không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. d. Nghệ thuật: - Cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý. - Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. - Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em. 4. Bến quê - Nguyễn Minh Châu: a. Tác giả, tác phẩm: * Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, ông gia nhập quân đội năm 1950, trong kháng chiến chống Pháp và sau trở thành nhà văn. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu - đặc biệt là truyện ngắn – đã thể hiện những tìm tòi về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 1980 của thế kỉ xx đến nay. Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. - Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. b. Nội dung: - Truyện ngắn Bến quê xây dựng một tình huống nghịch lí. Nhân vật chính của truyện – anh Nhĩ – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Cũng như đến lúc nằm liệt giường, nhận sự săn sóc đến từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ, Nhĩ mới cảm nhận hết được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Nhĩ đã khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, các miền đất thật gần gũi nhưng đã trở nên rất xa vời đối với anh. và nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: “ con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có, lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi sông hồng ngay bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một - Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, giọng điệu trẻ trung, đầy nữ tính. - Miêu tả nội tâm nhân vật rất tinh tế khéo léo những biến thái tình cảm trong tâm hồn nhân vật, đồng thời khắc họa được những nét tính cách tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Mam trong thời kì chống Mĩ. MỘT SỐ ĐỀ LÀM VĂN THAM KHẢO I. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể. - Vấn đề của bài văn là nêu lên những tác phẩm, đức tính tốt đẹp, đáng yêu của nhân vật, tính cách, số phận của nhân vật được người viết phát hiện. - Cách nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. - Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm. II. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. - Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận: + Mở bài: giới thiệu tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. + Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. + Kết bài: nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. - Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. Đề 1: Ấn tượng sâu sắc của em về nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. 1.tìm hiểu đề: -Vấn đề nghị luận: ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai (về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật). - Thể loại: phân tích nhân vật. - Tư liệu: truyện ngắn Làng 2. Yêu cầu: * Về kỹ năng: - Biết cách nghị luận về một nhân vật văn học. - Bài viết đủ ý,bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, có cảm xúc. - Không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận. - Biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống, lao động thiếu thốn gian khổ, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống; đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hữu ích và tốt đẹp. - Tự nguyện sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. - Biết chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoa học, nề nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp. + Tâm hồn rộng mở, yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực. - Yêu thiên nhiên, cuộc sống, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm của mọi người. - Trung thực với công việc, với mình, với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn đáng quý trọng. Anh đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là của người Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đề 3: Chất trữ tình trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. 1. Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận: chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng của Sa Pa, từ vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên. - Thể loại: phân tích tác phẩm. - Tư liệu: tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. 2. Yêu cầu chung: * Yêu cầu về kỹ năng: Hs viết đúng yêu cầu của một bài NLVH. kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc, dùng từ, ngữ pháp chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận - Biểu hiện của chất trữ tình: + Nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa thấm đẫm chất thơ + Khung cảnh thiên nhiên: thơ mộng qua những nét vẽ tinh tế, những hình ảnh đẹp gợi cảm. + Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sỹ và cô gái trong cái lạnh của Sa Pa nhưng vẫn nồng ấm tình người, để lại dư vị ngọt ngào. + Vẻ đẹp của người lao động: tâm hồn trong sáng, bình dị, cư xử tinh tế, lịch lãm, sâu lắng, miệt mài lao đông, có tinh thần trách nhiệm, yêu công việc đến say mê: sống có hoài bão, lí tưởng thầm lặng cống hiến, có những suy nghĩ chân thành về con người, cuộc sống và nghệ thuật Đề 5: Phân tích diễn biến tâm lí hành đông của bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng” 1. Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận: diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha - Thể loại: phân tích nhân vật - Tư liệu: truyện ngắn Chiếc lược ngà 2. Yêu cầu: * Về hình thức: Hs viết đúng yêu cầu của một bài NLVH. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc, dùng từ ngữ pháp chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. * Về kiến thức: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Diễn biến hành đông: + Thái độ hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha: - Gặp lại con sau nhiều năm xa cách ông Sáu rất vui mừng, vồ vập nhưng bé thu lại lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, bướng bỉnh, ương ngạnh + Khi nhận ra ông Sáu là cha: - Thu thay đổi hoàn toàn, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. b. Đánh giá: - Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, cứng cỏi, ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con. - Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, miêu tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ. -Tác phẩm gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra. Đề 6: - Nhận xét về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: “Bến quê là một truyện ngắn đặc sắc, chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí về đời người được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng”. Em hãy phân tích truyện ngắn Bến quê để làm sáng tỏ nhận xét trên. 1. Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận: những chiêm nghiệm, triết lí về đời người được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo và những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. - Thể loại: phân tích tác phẩm văn học. - Tư liệu: truyện ngắn Bến quê. 2. Yêu cầu: - Biễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Chữ viết rõ ràng, cẩn thận, sạch đẹp. * Về nội dung: cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Là một cô gái đáng yêu, khá xinh đẹp. Cô từ hà nội xung phong vào chiến trường. Cô có một thời sống hồn nhiên, vô tư bên gia đình. những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng dữ dội nhất. - Đối diện với thử thách và nguy hiểm hằng ngày nhưng Phương Định vẫn hồn nhiên, vô tư, yêu đời, hay mơ ước về tương lai và thích ca hát, thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng, cô có tâm hồn nhậy cảm, tỏ ra kín đáo tưởng như kiêu kì. - Phương Định có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc. Đặc biệt trong giờ phút căng thẳng đối diện với cái chết, chị vẫn bình tĩnh, gan dạ. Đó là nét tiêu biểu cho vẻ đẹp của nhân vật. - Cũng như hai người đồng đội, Phương Định có tính cảm yêu mến, sự cảm phục và sẵn lòng giúp đỡ những người trong tổ, trong đơn vị và tất cả những chiến sĩ mà cô hằng gặp trên trọng điểm. Phương Định có đời sống nội tâm phong phú, có tâm hồn trong sáng, có tính cách gan dạ, cao thượng cô là tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước. Tài liệu tham khảo: để làm tốt bài cảm thụ văn học 1. Tìm hiểu kĩ xuất xứ của đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ, riêng về đoạn văn, đoạn thơ, cần đặt nó trong toàn bộ tác phẩm, để thấy vị trí, sự tương quan của nó với toàn bài. 2. Phải có cái nhìn khái quát đối với bài thơ, bài văn, xác định được ý bao quát và đặc sắc nghệ thuật của cả bài thơ, văn và sự thể hiện của nó trong đoạn thơ, đoạn văn. 3. Phần mở bài, nên nêu ý bao quát về nét đặc sắc chung của toàn bài văn, bài thơ nhưng không nên nêu quá rõ, quá đầy đủ, cặn kẽ vì như thế sẽ làm mất hứng thú của người đọc. Nếu có thể, nên nêu ra những câu hỏi, những vấn đề cần tìm hiểu về tác phẩm để người đọc cùng suy nghĩ, cùng giải đáp với mình. 4. Bố cục của phần thân bài nên chia theo hệ thống hình tượng của văn bản văn học. Giữa các ý của thân bài nên có ý chuyển tiếp, phải nhớ ý đoạn trên và xác định rõ ý đoạn dưới rồi tìm cách liên kết nó theo mạch tư tưởng, cảm xúc, theo sự phát triển của hình tượng bằng một câu văn vừa gây chú ý cho người đọc, vừa không làm đưt đoạn cảm xúc của họ. 5. Phần kết bài phải là phần khái quát những nét lớn về nội dung và nghệ thuật. Những ý khái quát này đã ở trong đầu người viết từ trước và đã thể hiện phần nào ở phần mở bài nhưng đến nay mới được nói rõ hơn, kèm theo cả thái độ tư tưởng, cảm xúc của người viết. Nó phải được chuẩn bị để kết tinh vào câu - Để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật, tác giả đã thành công trong trong nghệ thuật hồi ức và đối chiếu. - Cách sử dụng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm rất tài tình: “Tôi” về quê trong đêm và rời quê lúc hoàng hôn; “Tôi” suy tư về hiện tại, tương lai trong một chiếc thuyền Bài 2: NHỮNG ĐỨA TRẺ (M. Go-rơ-ki) 1- Nội dung Tác giả thuật lại sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm bất chấp sự cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ. Truyện thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ. Truyện còn thể hiện mối đồng cảm chân thành của nhà văn đối với những đứa trẻ bất hạnh. 2- Nghệ thuật - Kể chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ, người “mẹ thật”, hình ảnh người bà nhân hậu. - Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện thêm sinh động, chân thực và đầy cảm xúc. Bài 3: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Đe-ni-ơn Đi-phô) 1- Nội dung - Truyện kể về Rô-bin-xơn Cru-xô, một người ưa phiêu lưu mạo hiểm. Chàng phải đối mặt với rất nhiều gian nan, thiếu thốn trong một thời gian dài trên một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài người. - Câu chuyện gợi cho ta bài học về tinh thần chịu đựng gian khổ, lòng lạc quan, nghị lực lao động sáng tạo cuộc sống và ý chí vượt lên mọi khó khăn không để thiên nhiên khuất phục. 2- Nghệ thuật - Truyện được kể từ ngôi thứ nhất (xưng tôi) có tác dụng miêu tả chân thực bức chân dung tự họa. Đồng thời cách lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước góp phần tạo sự thu hút người đọc. - Nghệ thuật miêu tả với nhiều chi tiết đặc sắc, nhất là các chi tiết miêu tả về trang phục, vũ khí Bài 4: BỐ CỦA XI-MÔNG (Guy đơ Mô-pa-xăng) 1- Nội dung Truyện thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui; Chị Blăng-sốt, tâm trạng từ ngượng ngùng đến đau khổ rồi quằn quại hổ thẹn; Diễn biến tâm trạngcủa bác thợ rèn Phi-líp thì vừa phức tạp vừa bất ngờ. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bè bạn, nhất là những đứa trẻ có hoàn cảnh éo le, bất hạnh. Nói rộng ra là lòng yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác. . PHẦN TIẾNG VIỆT A. ÔN TẬP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 6,7, 8 I. Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Từ 2. Câu II. Bài tập ôn luyện B. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 9 I. Hệ thống lại các kiến thức mới Tiếng Việt lớp 9 1. Các phương châm hội thoại 2. Khởi ngữ 3. Thành phần biệt lập II. Ôn luyện tổng hợp Một số kiến thức cơ bản . Từ ngữ, dấu câu, kiểu câu: Do thời lượng của chương trình ôn có hạn nên người biên soạn chỉ chọn một số nội dung có liên quan thiết thực đến việc viết văn của các em HS để đưa vào tài liệu này. 1. Từ ngữ: a. Từ láy gồm có láy toàn bộ và láy bộ phận. + Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn nhưng có một số trường hợp biến đổi cho hài hòa âm thanh. VD: xanh xanh, ngăm ngăm, xa xa, ăm ắp, chênh chếch, rừng rực,.. + Láy bộ phận: chỉ lặp lại phần phụ âm hoặc phần vần.VD: thướt tha, hấp háy, duyên dáng, đậm đà, mĩ miều, lúc lắc,... b. Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ * Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. ( Lưu ý HS: Phải học hỏi nhiều, đọc nhiều và đặc biệt là có thói quen tra từ điển để hiểu nghĩa của từ). * Từ nhiều nghĩa và hiện tương chuyển nghĩa của từ: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Giữa các nghĩa có những mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. (Cần phân biệt với từ đồng âm giũa chúng không có mối quan hệ nào về nghĩa - không có cơ sở chung nào). VD: - đầu gối, xoa đầu nghĩa gốc - đầu làng, đâu súng, đầu mối nghĩa chuyển. 2. Dấu câu: a. Dấu chấm hỏi: - Giống như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa cũng là một phép tu từ thường được các nhà văn nhà thơ sử dụng trong việc tạo giá trị đặc sắc của văn bản. - VD: Cái nắng khong cần ai nhắc Cũng nức nở đuổi xuống ngày Mùa hạ đỏ run vòm lá Gọi lòng quả ớt sang cay! (Trước cổng trường mùa hạ - Lê Thiếu Nhơn) . Một số bài luyện tập: Chỉ ra cái hay của một số biện pháp tu từ trong các đoạn trích sau: 1. Ao làng trăng tắm, mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu (Trích Văn miêu tả) 2. Sợi rơm vàng buộc gió Cả sóng sánh sen hồ Nắng đa tình Bến Nghé Phải lòng hương cốm thu (Cốm Vòng vô Nam – Nguyễn Vũ Tiềm) 3. Ngô vàng thả lá theo sông Sông ơi, có thấp thỏm mong thu về. (Biến tấu ca dao – Đỗ Bạch Mai) 4. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu – Hữu Thỉnh) 5. Sen tàn thương lấy mùa mai Cúc vàng đáy sóng trăng cài rèm thưa Trần gian thoắt nhịp thoi đưa Mới vừa xuân sớm đã trưa hạ nồng. (Mùa sương – Vũ Thị Thành) 6. Da thông khô xốp nhưng nhựa thông dồi dào. Mình thông tuy già nhưng hồn thông vẫn khỏe. Thông khinh thường những phồn hoa náo động. Thông xa lánh những chỗ cát vẩn bụi lầm. (Thông reo - Nguyễn Tất Thứ) - Trước hết căn cứ vào cách cấu tạo của đề để nhận diện xem đề bài thuộc kiểu, dạng nào (đề có mệnh lệnh hay đề mở) - Muốn thâm nhập đề để có thể hoàn toàn chiếm lĩnh nó, ta không chỉ tiếp cận đề bài ở dạng tổng thể mà phải đi sâu vào từng thành tố của nó, phải tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng, từ ngữ đầu mối then, chốt. Phải nghiền ngẫm, cố phát hiện cho hết ý nghĩa của từ, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa trực tiếp đến nghĩa sâu xa, ẩn kín, nghĩa trong văn cảnh. - Để xác định được đúng yêu cầu, đúng hướng làm bài ta có thể dựa vào việc tự đặt và trả lời các câu hỏi dưới đây: + Nên viết cái gì? hoặc ta nghị luận vấn đề gì? Câu hỏi này dùng để xác định nội dung bài viết tức là xác định luận đề, luận điểm chính. + Ta nghị luận tới đâu? Đây là câu hỏi dùng để xác định phạm vi, mức độ nghị luận và giúp học sinh xác định tư liệu dẫn chứng tránh viết dàn trải, làm mờ nhạt nội dung chính. + Viết theo hướng nào? Đây là câu hỏi dùng để xác định hướng của bài viết (mục đích của nghị luận): Tranh luận hay thuyết phục; đồng tình hay bác bỏ hoặc có điểm tán thành, có điểm bác bỏ.Xác định hướng rõ ràng sẽ giúp cho việc lựa chọn tài liệu, xác lập luận điểm chặt chẽ có hiệu quả. + Viết cho ai? Câu hỏi này dùng để xác định đối tượng nghị luận (nhân vật giao tiếp). Đối tượng có khi là bạn bè, là một người đọc bất kì, có khi là người cùng quan điểm, người không cùng quan điểmXác định đúng và hiểu đúng sâu sắc đối tượng sẽ giúp ta có cách lựa chọn luận điểm, luận cứ, dùng lời lẽ, giọng văn thích hợp, tạo hiệu quả cho bài viết. + Viết như thế nào? Câu hỏi này dùng để xác định phương pháp nghị luận, chủ yếu là tìm hiểu xem đề thuộc kiểu nào ( giải thích, chứng minh, phân tích, trình bày suy nghĩ, nêu ý kiến) Tóm lại, tất cả các bước trên đều nhằm mục đích thâm nhập đề bài một cách toàn diện và có cơ sở chắc chắn. Đây là công việc hết sức cần thiết đảm bảo thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo: Giai đoạn lập dàn ý. II. LẬP DÀN Ý 1-Tầm quan trọng của việc lập dàn ý: Lập dàn ý là phác thảo trên giấy những nội dung cơ bản, nói cách khác đó là hệ thống những suy nghĩ tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể của dàn bài. Dàn ý trong bài tập làm văn chẳng khác nào bản thiết kế xây dựng một ngôi nhà. Ngay các nhà văn lớn cũng luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của dàn ý. Nhà văn Nga nổi tiếng của thế kỉ XX từng ước ao: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên băng. Lập dàn ý trước khi viết bài giúp người viết bao quát được những luận điểm, luận cứ, tư liệu, dẫn chứng, tránh được việc bỏ sót ý, thừa ý, lặp ý, xa yêu cầu đề, lộn xộn, thiếu mạch lạc, tình trạng “đầu voi đuôi chuột” do phân bố thời gian không đều 2- Các bước lập dàn ý: a. Tìm ý: Trong khi lập dàn ý cần chú ý xác định mức độ trình bày các ý: Ý nào nói kĩ, ý nào nói lướt, sơ lược Có hai loại dàn ý: - Dàn ý sơ lược (đại cương): tức là sắp xếp thứ tự các luận điểm (ý chính, ý lớn) - Dàn ý chi tiết: Luận điểm, luận cứ theo tầng bậc, theo trật tự trên-dưới, trước sau(những ý chính, ý lớn lẫn những ý phụ, ý nhỏ). Dưới đây là một vài ví dụ minh họa cho phần thân bài, còn phần mở và kết bài thông thường theo các công thức chung. Ví dụ: Đề Em hiểu như thế nào về lời khuyên của nhân dân ta được thể hiện trong câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. * Dàn ý đại cương phần thân bài: I. Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí II. Vì sao bầu và bí phải thương nhau III. Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân ta muốn khuyên bảo điều gì? * Dàn ý chi tiết phần thân bài: I. Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí 1. Bầu và bí có cùng điều kiện sống với nhau 2. Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự như nhau. II. Vì sao bầu và bí phải thương nhau 1.Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau 2.Bầu gặp rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại III. Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân ta muốn khuyên bảo điều gì? 1.Bầu thương bí, người thương người 2.Bầu và bí chung một giàn, người chung làng xóm, quê hương, đất nước 3.Mọi người thương yêu, đoàn kết, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn III. TRIỂN KHAI THÀNH VĂN BẢN 1. Viết phần mở bài: -Vị trí, vai trò của phần mở bài: Mở bài có vị trí quan trọng. Mở bài rõ ràng, hấp dẫn sẽ tạo được sự chú ý và hứng thú ở người đọc, đồng thời nó cũng tạo thêm hứng thú cho người viết. -Yêu cầu về nội dung, hình thức của phần mở bài: + Nội dung: Như đã nói, phần mở bài tạo ra tình huống có vấn đề, phải có tính luận đề tức là phải đề xuất được vấn đề mà đề bài yêu cầu giải quyết. Vấn đề đặt ra trong phần mở bài dưới dạng tổng quát, khái quát phải đưa ra được những tiền đề, dữ kiện đòi hỏi phải có lời giải đáp (ở phần thân bài) + Hình thức: Mở bài phải cân xứng với khuôn khổ bài viết, phải thể hiện mối liên kết chặt chẽ và sự tương ứng về dung lượng với phần kết. Câu dẫn đề cần ngắn gọn, tránh vòng vèo dài dòng mà không vào được vấn đề. Các câu văn trong phần mở bài thường là những câu tường thuật (biểu đạt những phán đoán, nhận định), cũng có khi là những câu phủ định, khẳng định, nghi vấn, cảm thán
File đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.doc