Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Trường THCS Phước Hiệp
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Trường THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Trường THCS Phước Hiệp
ONTAP KHII-VL8-THCS PHUOC HIEP HANGNGUYEN Trả lời: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử của các chất chuyển động hỗn loạn không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì chuyển độn hỗn loạn của các phân tử,nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh. 11. Thế nào là chuyển động Brown? Vì sao có chuyển động Brown?Khi nhiệt độ tăng thì chuyển động Brown như thế nào? Trả lời: - Chuyển động hỗn loạn không ngừng của các hạt rất nhỏ trong chất lỏng hay chất khí được gọi là chuyển động Brown. - Nguyên nhân gây ra chuyển động Brown là do các phân tử chất lỏng, chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng, chúng va chạm với các hạt nhỏ từ nhiều phía. Các va chạm này không cân bằng nhau nên các hạt nhỏ chuyển động hỗn loạn không ngừng - Khi nhiệt độ tăng thì chuyển động Brown diễn ra nhanh hơn vì các phân tử chất lỏng, chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng nhanh hơn, va chạm với các hạt nhỏ mạnh hơn 12. Nhiệt năng là gì ? Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào của vật đó? Trả lời: - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó 13. Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ? Lấy ví dụ minh họa? Trong cách làm thay đổi nhiệt năng nào, có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác Trả lời: - Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng: + Thực hiện công . VD: Khi bơm xe, ống bơm nóng lên, chà đồng xu lên bàn + Truyền nhiệt . VD: Thả miếng đồng vào cốc nước nóng, đốt miếng đồng... - Trong cách thực hiện công có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.... 14. Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng xuất hiện khi ta sử dụng cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Trả lời: - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. - Nhiệt lượng kí hiệu là Q. Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là Jun (J) - Nhiệt lượng xuất hiện khi ta sử dụng cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của một vật? 15.Dẫn nhiệt là gì? Nêu ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt? Nêu tính dẫn nhiệt của các chất. Những chất nào dẫn nhiệt tốt, chất nào dẫn nhiệt kém? Trả lời: - Nhiệt năng có thể truyền trực tiếp từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.bằng hình thức dẫn nhiệt. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất rắn. - VD: Khi đốt ở 01 đầu thanh kim loại, chạm tay vào đầu kia ta thấy nóng dần lên - Các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau Trong cuộc sống kim loại dẫn nhiệt tốt ; còn nước và không khí dẫn nhiệt kém B. PHẦN BÀI TẬP: * Các công thức cần nhớ : A=F.S hoặc A = P.h ; P = A / t hoặc P= F.v Bài 1: Một động cơ hoạt động có công suất không thay đổi. Khi lực kéo của động cơ là F1 = 200 N thì tốc độ chuyển động của động cơ là v1 = 18 km/h. Khi tốc độ động cơ là v2 = 36 km/h thì lực kéo của động cơ lúc này bằng bao nhiêu? Bài 2 :Một con ngựa kéo một chiếc xe với lực kéo không đổi là 500N, làm xe đi được quãng đường dài 1km. Tính công của lực kéo? Bài 3 Một con ngựa kéo xe với lực kéo 240 N đi trên đoạn đường nằm ngang dài 6000 m trong thời gian giờ. (H.4) a. Hãy tính công suất thực hiện của con ngựa và cho biết con số này có ý nghĩa gì? b. Lực hút của Trái đất tác dụng lên xe có sinh công không? Vì sao? Bài 4: Một cần trục nâng vật nặng lên độ cao 5m trong thời gian 10 giây thì công thực hiện của cần trục là 5000J. Tính công suất của cần trục đã thực hiện và khối lượng của vật nặng. Trang 2 ONTAP KHII-VL8-THCS PHUOC HIEP HANGNGUYEN Bài 13: Cá muốn sống được phải có không khí nhưng ta vẫn thấy cá vẫn sống được trong nước. Giải thích tại sao? Gợi ý: do giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí chuyển động xen lẫn vào các phân tử nước nên cá vẫn sống được trong nước Bài 14: Khi mài dao ta thấy lưỡi dao nóng lên, nhiệt năng của lưỡi dao thay đổi bằng cách nào? Có thể nói lưỡi dao nóng lên vì đã nhận được một phần nhiệt lượng được không? Giải thích Gợi ý :Khi mài dao lưỡi dao nóng lên, nhiệt năng của lưỡi dao tăng bằng cách thực hiện công . Không thể nói lưỡi dao đã nhận được một phần nhiệt lượng vì nhiệt năng của lưỡi dao tăng bằng cách thực hiện công , không bằng cách truyền nhiệt Bài 15: Mũi tên được bắn ra từ một dây cung, năng lượng đã được chuyển hóa như thế nào trong trường hợp này.( Hs tự trả lời) Bài 16 : Bỏ vào hai li nước nóng và lạnh một lượng đường như nhau rồi khuấy đều lên. Theo em, đường trong li nào tan nhanh hơn? Vì sao? Gợi ý: Trong li nước nóng nhiệt độ cao hơn nên các phân tử đường và phân tử nước chuyển động hỗn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn Bài 17: Khi đun cùng một lượng nước như nhau trong hai chiếc ấm. Một ấm bằng nhôm, một ấm bằng đất. Nước trong ấm nào mau sôi hơn? Vì sao? Trả lời: Nước trong ấm nhôm mau sôi hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất C. ĐỀ THAM KHẢO -HKII – HUYÊN CỦ CHI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN VẬT LÝ 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 45phút,không kể thời gian giao đề. Câu 1: (3điểm) a) Khi nào lực tác dụng lên vật có thực hiện công? b) Viết công thức tính công. Nêu tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức. c) Đẩy một ô tô trên mặt đường, nhưng ô tô không chuyển động. Hỏi lực đẩy có thực hiện công hay không? Vì sao? Câu 2: (1.5điểm) a) Khi nào một vật có năng lượng? Nêu tên các dạng cơ năng đã học. b) Chiếc xe đang chạy trên mặt đường nằm ngang có cơ năng ở dạng nào? Câu 3: (1.5 điểm) Con lắc dao động như hình 1. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B. a. Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi con lắc đi từ A đến B, đi từ B đến C? b.Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất ? Câu 4: (1điểm) Thế nào là nhiệt năng của một vật? Nhiệt năng của một vật phụ Hình 1 thuộc vào yếu tố nào của vật đó? Trang 4 ONTAP KHII-VL8-THCS PHUOC HIEP HANGNGUYEN Một xe gắn máy chuyển động thẳng đều với tốc độ 36km/h. Biết lực kéo trung bình của động cơ là 500 N. a) Hỏi lực kéo xe gắn máy có thực hiện công không? Vì sao? b) Chứng minh rằng P = F.v c) Tính công suất của động cơ xe máy UBND HUYỆN CỦ CHI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017-2018 ------------------------ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 1 trang) Câu 1 (2 điểm) a) Nhiệt năng là gì? b) Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng của một vật. c) Gạo đang nấu trong nồi và đang cọ xát đều nóng lên, hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng giống và khác nhau như thế nào? Câu 2 (2 điểm) a) Khi nào một vật có cơ năng ? Nêu tên các dạng cơ năng đã học. b) Cơ năng của các vật sau đây ở dạng nào? - Lò xo bị kéo giãn khi treo vật. - Chiếc xe đang chạy trên mặt đường nằm ngang. Câu 3 (1.5 điểm) Con lắc dao động như hình 1. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B. a) Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi con lắc đi từ A đến B, đi từ B đến C? b)Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất ? Hình 1 Câu 4 (1.5 điểm) Xoa hai bàn tay vào nhau, nhiệt năng của tay thay đổi như thế nào? Đã có sự chuyển hóa năng lượng nào xảy ra? Có thể nói tay nhận nhiệt lượng được không? Vì sao? Câu 5 (1 điểm) Một máy cơ đơn giản sau 3 phút đã đưa được thùng hàng nặng 12540 N lên cao 5m. Lực nâng của máy đó đã thực hiện một công là 108 kJ. Tính công suất của máy. Câu 6 (2 điểm) Trang 6
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_8_truong_thcs_phuoc.doc