Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8

pdf 11 Trang tailieugiaoduc 41
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8

Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8
 VD1: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. 
Không cho lợi về công. 
VD2: Dùng mặt phẳng nghiên đề nâng vật lên cao, nếu được lợi bao nhiêu lần về 
lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để nâng vật không thay đổi. 
 BÀI 15. CÔNG SUẤT 
1. Công suất là gì ? 
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 
2. Viết công thức tính công suất và các đơn vị đo trong công thức. 
Công thức: trong đó: P là công suất (W); 
A là công thực hiện (J); 
t là thời gian thực hiện công (s). 
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 
1 W = 1 J/s (jun trên giây) 
1 kW (kilôoát) = 1000 W 
1 MW (mêgaoát) =1000000 W 
Lưu ý: Ngoài công thức tính công suất đã nêu HS biết mối quan hệ giữa công suất 
và vận tốc: 
– Khi vật chuyển động đều theo chiều tác dụng của lực thì công suất được tính 
bằng công thức: = F.v (F là lực tác dụng; v là tốc độ) phía trước lò xo. Như vậy, khi lò xo bị biến dạng thì có cơ năng. Cơ năng của vật 
đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi. 
4. Động năng là gì? Đậng năng phụ thuộc vào gì? 
– Một vật chuyển động cũng có khả năng thực hiện công, tức là có động năng. 
Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. 
 BÀI 19. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? 
1. Các chất được cấu tạo như thế nào? Tại sao các chất có vẽ như liền một 
khối. 
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. 
Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Các chất có vẻ như liền một khối vì 
các nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ như liền một khối. 
2. Giải thích một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có 
khoảng cách. 
Ví dụ: Khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và 
nước có vị ngọt. 
Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra 
trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ 
chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì 
vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường. 
 BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? 
1. Nêu thí nghiệm Bơ-rao? Từ đó rút ra kết luận các phân tử, nguyên tử 
chuyển động không ngừng? 
– Chuyển động Bơ-rao : 1.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị? Khi nhiệt độ của vật càng cao thì 
nhiệt năng của vật như thế nào? 
– Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 
– Đơn vị nhiệt năng là jun (J). 
– Khi nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng 
nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 
2. Nêu tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và cho ví dụ minh hoạ cho mỗi 
cách?. 
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền 
nhiệt. 
Ví dụ thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng 
lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt 
năng của miếng đồng tăng. 
Ví dụ truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa 
nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa 
nhôm. 
3. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và nêu đơn vị đo của nhiệt lượng. 
– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá 
trình truyền nhiệt. 
– Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J). 
 BÀI 22. DẪN NHIỆT 
1. Nêu ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt? + Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong 
không khí. 
2.Bức xạ nhiệt là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt? 
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy 
ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và bề mặt càng xù xì thì hấp 
thụ bức xạ nhiệt càng tốt. 
Ví dụ: 
+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. 
+ Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng 
 BÀI TẬP 
 BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH : 
1/ Giải thích hiện tượng: thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, 
đường tan và nước có vị ngọt? 
Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra 
trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ 
chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì 
vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường. 
2/ Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? 
Giải thích: Nếu mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí 
khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữ ấm 
cho cơ thể tốt hơn. 
3/ Giải thích hiện tượng: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù 
có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần? Giải thích: Miếng đồng cọ xát trên mặt bàn nóng lên do thực hiện công. Miếng 
đồng không nhận nhiệt lượng để nóng lên mà nóng lên nhờ thực hiện công. 
9/ Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? 
Giải thích: Trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các 
phân tử đường chuyển động hổn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán 
xảy ra nhanh hơn, đường mau tan hơn. 
10/ Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng hoặc màu nhạt mà không 
mặc áo màu đen? 
Giải thích: Ta biết vật màu sáng ít hấp thụ tia nhiệt hơn, Mùa hè mặc áo trắng sẽ 
giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn. 
 BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG: 
1. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính công của trọng 
lực? 
2. Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực F = 7500N. Tính công của lực kéo khi 
các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km. 
3. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải 
tốn một công là 15000J. Tính công suất của người công nhân đó? 
4. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng 
một lực F = 180N. Tính công và công suất của người kéo. 
5. Hãy nêu công thức tính nhiệt lượng? Kể tên, đơn vị của các đại lượng trong 
công thức? 
6. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng tăng từ 200C đến 500 
C.Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_8.pdf