Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Chương III: Điện học - Trường THCS Thị Trấn

pdf 7 Trang tailieugiaoduc 17
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Chương III: Điện học - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Chương III: Điện học - Trường THCS Thị Trấn

Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Chương III: Điện học - Trường THCS Thị Trấn
 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN. 
 CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN 
Bài 1: Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn 
không sáng. Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến những hiện tượng trên. 
 Giải: 
 Một số nguyên nhân có thể xảy ra: 
 - Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt. 
 - Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong. 
 - Các đầu dây nối với hai cực của pin, với hai chốt nối của đèn vặn chưa chặt. 
 - Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện. 
Bài 2: Một nguồn điện như một ắc quy chẳng hạn, có thể sử dụng mãi mãi được 
không? Tại sao? 
 Giải 
 Ắc quy không thể sử dụng mãi mãi được, sau một thời gian sử dụng, dòng điện 
do ắc quy cung cấp sẽ yếu dần và ắc quy không còn cung cấp điện được nữa. 
Bài 3: Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ tinh; 
đồng; bê tông; than chì. Chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện? 
 Giải 
 - Các chất dẫn điện: Bạc, dung dịch đồng sunpat, thép, đồng, than chì. 
 - Các chất cách điện: Giấy, thuỷ tinh, bê tông. 
Bài 4: Không khí ở điều kiện thường là chất cách điện. Hãy nêu một bằng chứng để 
chứng tỏ điều đó? 
 Giải 
 Nếu không khí ở điều kiện thường là chất dẫn điện thì khi ta đứng gần những ổ 
cắm điện nhà, ta sẽ bị điện giật. nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Vậy ở 
những điều kiện thông thường, không khí là chất cách điện tốt. 
 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN 
Bài 1: Trên hình vẽ là hai mạch điện, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào 
chiều dòng điện, hãy cho biết các điểm M và N được nối với cực nào của nguồn điện 
trong mỗi mạch. 
 M N 
 M N 
 Đ K a) Đ K b) 
 Giải a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu? 
 b) Hoạt động của ấm nào dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Bộ phận nào của bếp 
điện thực hiện điều đó? 
 c) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? 
 Giải 
 a) Khi còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C (nhiệt độ của nước đang 
sôi) 
 b) Hoạt động của ấm dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Bộ phận của bếp làm cho 
nước nóng lên đó là dây mêso khi bị dòng điện đốt nóng. 
 c) Nếu nước trong ấm đã cạn hết, ấm điện sẽ bị cháy hỏng vì do tác dụng nhiệt của dòng 
điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng sẽ nóng chảy không dùng được nữa. 
Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn. 
Bài 3: Tại sao người ta thường chọn dây vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn 
các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn. Hãy giải thích? 
 Giải 
 Do tác dụng mà khi bóng đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài 
nghìn độ (trung bình khoảng 25000C). Với nhiệt độ này một số kim loại có thể bị nóng chảy 
(vì chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp). Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C) nên 
với nhiệt độ vào khoảng dưới 3 0000C thì vonfram vẫn không bị nóng chảy. 
Bài 4: Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn sắt. Hỏi: 
 a) Phải dùng dung dịch gì? 
 b) Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là 
gì? Vì sao phải bố trí như thế? 
 Giải 
 a) Dung dịch cần dùng là muối bạc. 
 b) Thanh nối với cực dương làm bằng bạc, vật nối với cực âm là vật cần mạ (chiếc 
nhẫn). Sở dĩ phải bố trí như vậy là vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc kim loại ở cực 
dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào 
vật nối với cực âm của nguồn. 
Bài 5 : Cần cẩu điện thường dùng trên các bến cảng là một thiết bị điện hoạt động dựa trên 
tác dụng từ của dòng điện. Bộ phận nào của cần cẩu là cơ bản, không thể thiếu được? Nêu 
hoạt động của chiếc cần cẩu điện đó. 
 Giải 
 Để chế tạo chiếc cần cẩu điện phải có nam châm điện và nguồn điện. 
Hoạt động: Khi muốn đưa một kiện hàng (như sắt, thép chẳng hạn) từ dưới tàu lên bờ, 
người ta quay cho lõi sắt của nam châm điện đến sát đống sắt (thép) trên tàu rồi đóng điện 
cho dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện. lõi sắt của nam châm điện lúc đó trở 
thành một nam châm rất mạnh, nó có thể hút được khối sắt (thép) dưới tàu đưa đến vị trí cần 
đặt trên bờ sau đó ngắt điện, lõi sắt của nam châm điện sẽ mất từ tính và “nhả” khối hàng ra. 
 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ a) Hãy ghi dấu (+) vào một trong hai chốt của vôn kế trong mỗi sơ đồ trên đây để có các 
vôn kế được mắc đúng. 
 b) Cho biết mỗi vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch điện của nó? 
 Giải 
 V 
 V 
 V V 
 a) Dấu (+) được ghi như hình vẽ 
 b) Trong sơ đồ a), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. 
 Trong sơ đồ b), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín (hoặc 
giữa hai cực của nguồn trong mạch điện kín). 
 Trong sơ đồ c), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện trong mạch kín 
(hoặc giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín). 
 Trong sơ đồ d), vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. 
 MẠCH NỐI TIẾP – MẠCH SONG SONG 
Bài 1: 
 Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ 
 Ampekế A có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: 
 1 A 1 A2 
 a) Số chỉ của Ampekế A2. 
 b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2. 
 Giải 
 a) Số chỉ Ampekế A2 là 0,35A. 
 b) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là 0,35A. 
Bài 2: 
 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ 
 a) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V ;U23 = 2,5V. 
 Hãy tính U13 . 1 2 3 
 b) Biết U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23. 
 c) Biết U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12. 
Giải 
 a) U13 = 4,9V 
 b) U23 = 5,4V 
 c) U12 = 11,7V 
Bài 3: 
 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ 
 a)Biết cường độ dòng điện qua cácAmpekế là 
 I1 = 0,25A; I2 = 0,35A. Hãy tính I. 

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_mon_vat_ly_lop_7_chuong_iii_dien_hoc_truong_thcs_thi.pdf