Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn 2
Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII - Môn: Vật lí 6 - Tính chất: khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. - Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi. - Vì các kim loại khác nhau nở vì nhiệt khác nhau nên khi nhiệt độ thay đổi băng kép bị cong lại Câu 6: Nhiệt kế là gì ? Kể tên và công dụng của các loại nhiệt kế thƣờng dùng? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế ? - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ . - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau : + Nhiệt kế treo tường: đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ trong phòng + Nhiệt kế phòng thí nghiệm: đo nhiệt độ các thí nghiệm + Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người - Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ. - Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 7: Cách sử dụng nhiệt kế y tế - Vẫy nhiệt kế cho mực thủy ngân tuột xuống dưới 35 0C. - Kẹp vào dưới cánh tay khoảng 5 phút rồi lấy xe xem nhiệt độ. Chú ý không cầm vào bầu thủy ngân mà cầm ở thân nhiệt kế. Câu 8: Nhiệt giai là gì? Kể tên các loại nhiệt giai? - Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ. - Hiện nay có 3 loại nhiệt giai là: + Nhiệt giai Celsius (0C): nước đá đang tan ở 00C, nước đang sôi ở 1000C + Nhiệt giai Fahrenheit (0F): nước đá đang tan ở 320F, nước đang sôi ở 2120F + Nhiệt giai Kenvin (0K). Câu 9: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 2 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII - Môn: Vật lí 6 *** Ví Dụ 1: quan sát bảng số liệu thí nghiệm của NƯỚC: (Xem ví dụ này để hiểu lý thuyết câu 13) - Ta thấy nhiệt độ TĂNG từ -4 0C đến 15 0C => Đây là quá trình NÓNG CHẢY - Thời gian nóng chảy của chất này là 4 phút (từ phút thứ 6 đến phút thứ 10). Nhiệt độ nóng chảy là 00C - Ta thấy trong suốt thời gian nóng chảy (từ phút thứ 6 đến phút thứ 10) nhiệt độ của vật không thay đổi là 00C *** Ví dụ 2: xem bảng số liệu thí nghiệm của NƯỚC - Ta thấy nhiệt độ GIẢM từ 4 0C đến -3 0C => Đây là quá trình ĐÔNG ĐẶC - Thời gian nóng chảy của chất này là 2 phút (từ phút thứ 4 đến phút thứ 6). Nhiệt độ động đặc là 00C - Ta thấy trong suốt thời gian đông đặc (từ phút thứ 4 đến phút thứ 6) nhiệt độ của vật không thay đổi là 00C B. GIẢI THÍCH HIỆN TƢỢNG ( chỉ gợi ý 1 vài hiện tượng, nếu đề thi ra những hiện tượng khác các bạn cố gắng sử dụng kiến thức đã học để giải thích nhé!) Câu 1: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thƣờng có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lƣỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu ngƣời thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. Câu 2: Tại sao ngƣời ta không đóng chai nƣớc ngọt thật đầy ? Vì khi vận chuyển nhiệt độ tăng, nước trong chai và vỏ chai nở ra, mà nước (chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ chai (chất rắn) nên gây ra lực làm bung nắp chai. Do đó không nên đóng chai nước ngọt thật đầy. 4 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII - Môn: Vật lí 6 vòng cung. Câu 9: Một băng kép làm bằng nhôm, đồng. Khi làm lạnh băng kép sẽ cong nhƣ thế nào. Cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn tức là cong về phía thanh nhôm.Vì nhôm co lại vì nhiệt nhiều hơn đồng , nên thanh nhôm ngắn hơn, thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm ở phía ngoài vòng cung. Câu 10: Vì sao ngƣời ta lại dùng chì để hàn các bảng mạch điện tử ? Để hàn người ta làm nóng chảy kim loại ra rồi để nó đông đặc và gắn liền mối hàn. Vì các bản vi mạch rất dễ hỏng khi nhiệt độ cao nên người ta chọn kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp như chì, các kim loại khác như đồng, thép có nhiệt độ nóng chảy cao Câu 11: Hãy cho biết vì sao khi phải để xe đạp ngoài trời nắng, ta không nên bơm bánh xe quá căng. Ta không nên bơm xe quá căng vì khi để xe ngoài trời nắng sẽ làm không khí trong bánh xe nóng lên và nở ra tác dụng lực lớn lên lốp xe có thể gây nổ lốp xe. Câu 12: Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray. Câu 13: Trên thị trƣờng có bán một loại ấm đun nƣớc rất tiện lợi: khi nƣớc sôi, ấm nƣớc sẽ tạo ra từng hồi còi báo cho ngƣời sử dụng biết. Theo em, ấm nƣớc đó hoạt động nhƣ thế nào? Khi nước sôi, lớp khí trong ấm nóng lên và nở ra tạo thành một luồng gió đi qua khe hở ở đầu vòi ấm. Đầu vòi ấm được thiết kế như một cái còi nên khi có luồng khí qua nó sẽ phát ra các âm thanh bào hiệu nước sôi Câu 15: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lƣợn sóng? Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Câu 15: Bóng đèn tròn đang cháy sáng nếu bị nƣớc mƣa hắt vào thì có thể vỡ ngay. Tại sao ? Bóng đèn tròn đang cháy sáng là đang nóng lên, nở ra.Bị nước mưa lạnh tạt vào, bóng đèn lạnh đi, co lại. Sự co dãn đột ngột làm bóng đèn bị vỡ. 6 Trường THCS Thị Trấn 2 Trọng tâm ôn tập HKII - Môn: Vật lí 6 Câu 21: Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nƣớc nóng, thoạt tiên ta thấy mực chất lỏng trong ống tụt xuống một ít, sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Giải thích? Vì: Bình chứa chất lỏng tiếp xúc với nước nóng trước nên bình chứa nở ra và mực chất lỏng trong bình tụt xuống. Sau đó chất lỏng trong bình nóng lên rồi cũng nở ra nhưng chất lỏng nở ra nhiều hơn chất rắn nên mực nước trong bình dâng cao hơn mức ban đầu. Câu 22: Trong việc đúc tƣợng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? Quá trình đúc tượng đồng: - Làm nóng chảy đồng (quá trình nóng chảy) - Cho đồng vào khuôn để nguội cho tới khi đồng đông đặc lại, tạo thành tượng đồng (quá trình đông đặc). 8
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2019_2020.pdf