Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Phần III: Điện học
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Phần III: Điện học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 7 - Phần III: Điện học
CHỦ ĐỀ 2 : DÒNG ĐIỆN , CHẤT DẪN ĐIỆN, CHẤT CÁCH ĐIỆN, CHIỀU DÒNG ĐIỆN I/ Dòng điện: 1. Dòng điện: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 2. Nguồn điện: - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện có hai cực: cực dương (+), cực âm (-). II/ Chất dẫn điện và chất cách điện: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: nhôm, sắt, muối ăn - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: nước ngyên chất, sứ, gỗ khô.. III/ Dòng điện trong kim loại: Dòng điện trong kim loại: là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. IV/ Kí hiệu các bộ phận mạch điện: - Nguồn điện (pin, acquy) - Bộ hai pin mắc nối tiếp: - Dây dẫn - Công tắc mở: - Công tắc đóng - Bóng đèn V/ Chiều dòng điện: * Quy ước về chiều dòng điện. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. VI/ Vận dụng: Hđ 5/123 - Dung dịch muối axit kiềm là chất dẫn điện, nước nguyên chất là chất cách điện. Hđ 6/ 123 - Dây dẫn có lõi bằng kim loại để dẫn điện và vỏ bằng nhựa để cách điện. 2 CHỦ ĐỀ 4: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ I/ Cường độ dòng điện: - Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện - Kí hiệu :I - Đơn vị: ampe (A), miliampe (mA) - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế. II/ Hiệu điện thế: - Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế tương tự như máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước. - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U - Đơn vị: Vôn (V) , milivôn (mV) , kilovôn (kV) - Dụng cụ để đo hiệu điện thế là Vôn kế . - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện bằng giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch - Số vôn ghi tên mỗi dụng cụ điện là giá trị của hiệu điện thế định mức để nó hoạt động bình thường. III/ Vận dụng: 1. Đổi đơn vị: a/ 1,35 A = mA b/ 0,25 A= .mA c/ 125 mA= .A d/ 40 mA=.A e/ 0,4 V =.mV f/ 500 V = .kV g/ 250mV= .V h/ 6 kV=. V 2. Vẽ sơ đồ mạch điện a/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : Nguồn điện là 2 pin mắc nối tiếp, bóng đèn, công tắc đóng, Ampe kế. Từ đó vẽ chiều dòng điện. b/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện là acquy, bóng đèn, công tắc mở, ampe kế, vôn kế mắc song song với bóng đèn. Cho biết có dòng điện chạy qua bóng đèn không, tại sao. 3/ Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ sau: 4 CHỦ ĐỀ 6: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I/ Hiện tượng đoản mạch , quá tải và thiết bị phòng tránh: 1. Hiện tượng đoản mạch, quá tải: - HS tham khảo HĐ 1, HĐ 2 trang 170,171. 2. Tác dụng của cái ngắt điện tự động( cái ngắt điện an toàn): - HS tham khảo HĐ 3 trang 172. II/ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm và tác dụng của cái ngắt điện ngăn dòng rò: 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người: Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi một vị trí của cơ thể chạm vào nơi không được cách điện của mạch điện. 2. Giới hạn nguy hiểm của dòng điện đi qua cơ thể người: - HS tham khảo HĐ 5 trang 173. 3. Tác dụng của cái ngắt điện ngăn dòng rò: - HS tham khảo HĐ 6 trang 174. III/ Một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện: - HS tham khảo HĐ 7 trang 174. 6
File đính kèm:
- on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_7_phan_iii_dien_hoc.doc