Đề tài Bệnh trầm cảm - Sát thủ vô hình
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Bệnh trầm cảm - Sát thủ vô hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Bệnh trầm cảm - Sát thủ vô hình
Bài dự thi: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh. - Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Gò Vấp. - Trường: Trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ. - Địa chỉ: 237/65 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (028) 66840917. - Email: huynhvannghe.govap@gmail.com - Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 2 thí sinh): 1. Họ và tên: Lê Thu Giang + Ngày sinh: 14/02/2004 + Lớp: 9/1 2. Họ và tên: Lê Thị Liên Phương + Ngày sinh: 06/12/2004 + Lớp: 9/1 thực trạng của căn bệnh trầm cảm, từ đó đưa ra những biện pháp đúng đắn,hợp lý nhất. - Sinh học : trầm cảm là gì? Tâm sinh lý của người mắc bệnh trầm cảm . - Ngữ Văn : sử dụng lối văn,lời nói thích hợp để dẫn dẵn thuyết phục mọi người. - Toán học: những dẫn chứng số liệu về căn bệnh trầm cảm. - Ứng dụng công nghệ thông tin,hỗ trợ cho việc tìm kiếm: wikipedia, Google. - Phân tích tổng hợp về để trả lời câu hỏi: chứng trầm cảm là gì và nếu mắc bệnh trầm cảm phải đối diện ra sao? + Đưa ra những biện pháp chống lại bệnh trầm cảm . + Định hướng cho mọi người,khiến mọi người không thờ ơ,phớt lờ về bệnh trầm cảm và giúp đỡ,quan tâm những người mắc bệnh. C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu” - Khái niệm trầm cảm. - Biểu hiện chung của những người mắc bệnh trầm cảm. - Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. - Tác hại của bệnh trầm cảm. D. Tiến hành nghiên cứu: Chúng ta đang có cái nhìn quá hẹp về bệnh trầm cảm.Trong suy nghĩ của đa số: “trầm cảm cũng chỉ là buồn thôi mà ! Nỗi buồn nào mà chẳng qua,ngủ một đêm dậy là hết”. Chúng ta cứ nghĩ như vậy,đến khi quá muộn để nhận ra rằng: Trầm cảm nó đâu có đơn giản như thế? a.Khái niệm trầm cảm. Trầm cảm là gì? Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biết đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. • Luôn bi quan trong mọi việc: Luôn nhìn nhận mọi việc một cách thiếu lạc quan, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ • Luôn tự ti về bản thân: Luôn lo lắng bản thân kém cỏi, sợ hãi • Có ý nghĩ về tự tử hoặc đã từng tự sát Ngoài ra,còn có một hình xăm tượng trưng cho bệnh trầm cảm .Hình xăm có tên gọi chính xác là “I had a black dog. His name was Depression” (Tạm dịch: Tôi có một con chó mực. Tên của nó là Trầm Cảm). Theo tên một video nổi tiếng có chủ đề tâm lý học, vế sau của “I have a black dog”, chính là “His name was depression” (Tên của nó là Trầm Cảm). Được biết, một số người bị trầm cảm thường mượn hình ảnh này như một kí hiệu nhắc nhở bản thân rằng mình đang mang trong mình căn bệnh trầm cảm cần phải vượt qua, phải cố gắng chiến đấu với con chó mực ngu ngốc, đeo bám mình. c. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm: Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, có thể do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm: - Yếu tố di truyền : bạn sẽ dễ bị mắc bệnh trầm cảm hơn những người khác nếu như trong gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh trầm cảm. - Cả chất norepinephrine và serotonin đều được coi là nguyên nhân gây nên trầm cảm. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng sự giảm nồng độ của một trong 2 chất này có ảnh hưởng đến khí sắc. Ngày nay, quan niệm đơn giản này đã bị những dữ liệu gần đây phủ định. Có vẻ như khí sắc là kết quả của sự tương tác giữa serotonin và norepinephrine. Thậm chí nó có thể là kết quả của sự tương tác giữa hai chất này với các cơ quan khác của não. Sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não có thể dẫn đến câu chuyện rối loạn tâm trạng và gây ra các vấn đề trầm cảm. Chứng rối loạn lo âu, hoảng loạn, ám ảnh tâm lý, ám ảnh cưỡng chế sẽ xuất hiện • Trầm cảm sau khi sinh nở (trầm cảm sau sinh). • Trong gia đình có người tự sát. • Rất ít bạn bè hoặc các mối quan hệ cá nhân khác. Ngoài ra ở Việt Nam,tâm lí là một trong những thứ mà con người ta coi nhẹ,vậy nên bệnh trầm cảm chỉ được coi như một nỗi buồn vu vơ và bệnh nhân trầm cảm phải tự gồng gánh những áp lực một mình,dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. d.Tác hại của bệnh trầm cảm: Trầm cảm gây ra rất nhiều những nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người bệnh, đồng thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó lường trước: • Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày. • Trầm cảm khiến cho người bị bệnh có vấn đề với ăn uống, rối loạn về thèm ăn, lâu dài khiến cho suy nhược cơ thể nghiêm trọng • Trầm cảm khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới công danh, sự nghiệp, thậm chí gây ra rạn nứt tình cảm gia đình. • Trầm cảm khiến bệnh nhân luôn bị cảm giác bi quan, suy nghĩ thiếu tích cực, mất cảm hứng với các hoạt động cơ bản bao gồm cả công việc tại cơ quan hay công việc gia đình. • Trầm cảm là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như: tim mạch, dạ dày, tuyến giáp... • Trầm cảm trong diễn biến xấu nhất có thể là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc tự sát, hoặc giết người. e.Nguy cơ tự sát ở người bị bệnh trầm cảm: Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát.Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn. Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở hai nhóm chính: • Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn. • Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị. Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội. Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước. Tự tử ít khi là một hành động bộc phát, mà thường là một tiến trình âm thầm Thông thường một người bị trầm cảm khi điều trị bằng thuốc và sử dụng đúng liều phải trải qua một thời gian khá lâu (khoảng 70% thời gian điều trị) để có thể khỏi bệnh. Điều quan trọng là bạn và bác sĩ trị liệu cần phải thử một vài phương pháp trị liệu trước khi áp dụng. 2. Dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn Bạn nên tập cho mình thói quen uống thuốc đúng giờ. Bằng cách xác định được thời gian uống thuốc trong ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn việc uống thuốc không có giờ giấc 3. Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ Nếu bạn cần dừng uống một loại thuốc điều trị trầm cảm vì lý do nào đó hãy thông báo với bác sỹ để họ có thể giảm dần liều lượng cho bạn. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bạn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc. Bạn cũng không nên ngừng dùng thuốc khi cảm thấy tình trạng bệnh tốt hơn. Thực tế, nhiều người vẫn cần phải điều trị ngay cả khi tình trạng bệnh của họ đã tiến triển lên nhiều. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa bị trầm cảm lại. 4. Thay đổi lối sống Để điều trị khỏi bệnh, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo. Ngoài ra, hãy cố để có một giấc ngủ ngon vào bạn đêm, tốt nhất là đừng để cho đầu óc bạn quá căng thẳng. Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng là cách để phòng chống bệnh trầm cảm tốt nhất. Một số nghiên cứu còn cho thấy, những hoạt động về thể chất có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Bạn hãy bắt đầu với việc đơn giản nhất là đi bộ, ban đầu bạn có thể chỉ đi bộ trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó bạn có thể tăng dần thời gian cũng như tập luyện đều đặn mỗi ngày. Nghỉ ngơi,ăn uống hợp lí có thể giảm các triệu chứng trầm cảm 5. Giảm căng thăng trong công việc Những áp lực thường ngày nếu như bạn cố gắng chịu đựng, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm cho bạn. Chính vì vậy, nếu như những công việc ở nhà,ở trường hay ở cơ quan đang quá tải với bạn, đừng ngần ngại yêu cầu sự chia sẻ, trợ giúp từ người thân, đồng nghiệp. 6. Trung thực khi điều trị bệnh trầm cảm Không nên che giấu,lờ đi hay coi nhẹ bệnh trầm cảm. Điều cần thiết là đối diện trực tiếp với căn bệnh trầm cảm, cho dù người bệnh có thể không muốn thừa nhận điều đó. Cả hai cần hiểu rằng trầm cảm là một căn bệnh không thể tự khỏi trong đa số trường hợp, đặc biệt là khi đã trầm trọng. Trò chuyện với người bệnh Khi nghi ngờ hoặc biết người thân hay bạn bè mắc bệnh trầm cảm, nếu có thể, bạn nên tìm cách nói chuyện với họ một cách thẳng thắn và chân thành. Có nhiều vấn đề khi bạn muốn bắt đầu nói chuyện với họ, như không biết bắt đầu từ đâu, hay lo sợ rằng nếu mình tỏ ra quan tâm hay lo lắng thì họ có thể giận dữ, cảm thấy bị xúc phạm (do cảm thấy bị thương hại), hoặc bỏ qua, từ chối trả lời. Người trầm cảm cần được chia sẻ Dù phản ứng của bệnh nhân trầm cảm thế nào thì bạn cũng cần nhớ một nguyên tắc tối quan trọng là chân thành lắng nghe mà không phán xét, và tránh đưa ra ý kiến hay lời khuyên. Hãy nhớ rằng bạn không thể tự mình chữa khỏi cho người bệnh, nhưng có thể lắng nghe câu chuyện của họ và giúp đỡ tìm ra giải pháp. Để làm được điều này, bạn cần tỏ ra quan tâm một cách thích hợp, tránh để người bệnh cảm thấy áp lực, đồng thời thể hiện rằng mình sẵn sàng lắng nghe bất cứ lúc nào họ muốn chia sẻ. Cụ thể hơn, cần lựa chọn từ ngữ sao cho người bệnh cảm nhận được sự quan tâm đúng mực, được quan tâm, được lắng nghe, được ủng hộ, được tôn trọng. Bệnh nhân trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập mình, do đó cần kiên trì và nhẫn nại động viên họ chia sẻ cảm xúc của mình. Cách nói chuyện cần gần Cho dù không phải là chuyên gia tâm lý, bác sĩ quen của người bệnh cũng có thể xác định những dấu hiệu, triệu chứng ban đầu và có thể đưa ra lời khuyên hữu ích, trong đó có việc giới thiệu tới một chuyên gia tâm lý. Bằng cách này, người bệnh có thể bớt lo lắng khi không phải trực tiếp tới thăm khám với một bác sĩ xa lạ. Nên đưa người bệnh đi gặp chuyên gia để có liệu pháp điều trị phù hợp. • Giúp người bệnh tìm chuyên gia tâm lý và đưa họ đi tư vấn. Cần hiểu rằng trầm cảm là một căn bệnh có quá trình điều trị phức tạp và khác nhau đối với từng người. Không phải liệu pháp nào cũng có thể phát huy tác dụng ngay từ lần đầu tiên. Bạn có thể giúp người bệnh tìm chuyên gia tâm lý và sắp xếp, đưa đón người bệnh tới các buổi tư vấn. • Giúp đỡ người bệnh trong quá trình tư vấn. Bạn có thể động viên và giúp đỡ, cùng người bệnh liệt kê những dấu hiệu, triệu chứng để chuyên gia có cái nhìn tốt hơn về trường hợp của họ, chẳng hạn bằng cách tạo hai bảng danh sách, một của chính người bệnh, và một của bạn trong vai trò người quan sát. Có nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm không muốn tới khám bác sĩ vì: • Bị trầm cảm, bệnh nhân ngại giao tiếp, không muốn gặp trực tiếp bác sĩ • Người thân hoặc bạn bè không thể khuyên nhủ bệnh nhân tới khám • Bệnh nhân ở quá xa nơi có dịch vụ y tế điều trị trầm cảm chuyên sâu • Không sắp xếp được thời gian hoặc thời gian hẹn khám bác sĩ không phù hợp Giải pháp sẽ là: Bệnh nhân hoặc người thân có thể gọi điện tới phòng khám để đặt khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa. Bạn không thể chữa khỏi căn bệnh trầm cảm cho họ. Đừng bao giờ cố cứu giúp một người khỏi căn bệnh trầm cảm của họ, trừ khi bạn là chuyên gia tâm lý. Việc điều trị căn bệnh trầm cảm là một hành trình dài và phức tạp, trong đó bản thân người bệnh có vai trò quan trọng, và thật không may là chưa chắc nó sẽ mang lại kết quả khả quan. Dù thế nào thì bạn cũng không nên tự đổ lỗi cho bản thân nếu như không thể giúp ích được gì cho người bệnh. ∞ Phòng tránh: - Báo Thanh Niên. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2018
File đính kèm:
- de_tai_benh_tram_cam_sat_thu_vo_hinh.docx