Đề tài Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học sinh khuyết tật, hòa nhập

docx 13 Trang tailieugiaoduc 73
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học sinh khuyết tật, hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học sinh khuyết tật, hòa nhập

Đề tài Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học sinh khuyết tật, hòa nhập
 Bài dự thi: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Gò Vấp.
- Trường: Trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ.
- Địa chỉ: 237/65 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (028) 66840917.
- Email: huynhvannghe.govap@gmail.com
- Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 2 thí sinh):
1. Họ và tên: BÙI ĐỨC MẠNH
 + Ngày sinh: 16/11/2004 
 + Lớp: 9/4 3. Phần chung
 a)Lý do chọn dự án
 Hiện nay trẻ em khuyết tật, hòa nhập đang là đối tượng được quan tâm đặc 
biệt trong môi trường học tập. Chúng em bắt đầu quan tâm đến trẻ em khuyết 
tật, hòa nhập từ năm lớp7 khi lớp em có 1 bạn khuyết tật, hòa nhập được vào 
học trong lớp. Từ việc quan sát, tìm hiểu về bạn học sinh này cùng với một số 
bạn học sinh khác có vấn đề tương tự, chúng em đặt ra câu hỏi: “ Học sinh 
khuyết tật có thực sự được sống “hòa nhập” hay không?”.
 Đó là lý do em làm dự án này. 
 b) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
 Dự án giúp các bạn học sinh khuyết tật được “hòa nhập” sẽ thoải mái hơn 
trong môi trường trường học. Cũng như giúp các bạn phần nào cảm thấy vui vẻ. 
Dự án này giúp chúng ta có những hành động thiết thực để giúp các bạn ấy 
không bị kì thị nữa trong trường học nói riêng và xã hội nói chung. Giúp các bạn 
có thể “hòa nhập” thực sự.
 c) Mục tiêu nghiên cứu
 - Hiểu về tâm lí, hành động, nhận thức của những học sinh “hòa nhập”.
 - Đánh giá được môi trường giáo dục dành cho hòa nhập, khuyết tật trong 
nước ta và trên cả thế giới hiện nay như thế nào.
 - Đề ra các giải pháp nhằm tạo ra một môi trường giáo dục phù hợp với các 
học sinh “hòa nhập”, giúp các bạn có thể thực sự hòa nhập.
 d) Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu về tâm lý của học sinh khuyết tật, hòa nhập trong môi trường 
giáo dục cấp trung học cơ sở hiện nay.
 e) Phương pháp nghiên cứu
 Dự án sử dụng phương pháp khoa học thu thập thông tin qua quan sát, 
phỏng vấn, điều tra.
 f) Nội dung nghiên cứu
 - Nghiên cứu về tâm lí, hành động, nhận thức của những học sinh “hòa 
nhập”.
 - Nghiên cứu về môi trường xung quanh, cùng các cách giáo dục hòa nhập 
dành cho hòa nhập, khuyết tật trong nước ta và trên cả thế giới. 
 - Nghiên cứu biện pháp tạo ra một môi trường phù hợp với các học sinh 
“hòa nhập”, giúp các bạn có thể thực sự hòa nhập vào môi trường giáo dục hiện 
tại.
 4. Phần kết quả và thảo luận
 4.1 Thế nào là học sinh cần được hòa nhập? Sự phát triển tâm lý của trẻ chịu sự chi phối bởi những điều kiện sống, bởi 
trình độ văn hoá của những người xung quanh, bởi mức độ phong phú và tinh 
xảo của những phương tiện sống, bởi những biến động của xã hội.
 Ví dụ: Ngày nay hiện tượng bố mẹ bỏ bê con cái không quan tâm đến con 
mà chỉ quăng cho con 1 cái máy ipad, smartphone rất dễ tìm thấy ở bất cứ đâu. 
Những trường hợp như vậy có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý của 
trẻ. Nó có thể làm cho trẻ mắc phải những chứng khuyết tật phát triển như tự kỷ 
hay chứng rối loạn giao tiếp.
 4.3) Đặc điểm tâm lý, nhận thức, hành động cảu học sinh khuyết tật.
 Khi quan sát các trường hợp học sinh khuyết tật, hòa nhập ở một số đơn vị 
trường Trung học cơ sở hiện nay, chúng ta nhận thấy hầu như phần lớn các học 
sinh này đều có đầy đủ các tật kể trên nhưng ở mức độ vừa và nhẹ. Các học sinh 
này phần lớn có các biểu hiện tâm lí chung là những trẻ bị mất hoặc suy nghĩ 
kém khả năng liên hệ và giao tiếp với người khác, thường không nhìn người 
khác, tránh các giao tiếp, ngôn ngữ kém ( không nói, nói ít hoặc nói các từ vô 
nghĩa), trẻ có các hành động lập đi lập lại: gật gù, lắc lư thân người, xoay người, 
chơi tay, lắc tayvà nhiều khi chống lại các thay đổi.
 Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy rằng trẻ có dấu hiệu rằng trẻ rối loạn 
về tâm lý và sức khỏe, tâm thần:
 - Khó ngủ, ngủ hay thức giấc, ác mộng
 - Ăn uống kém hoặc ăn quá nhiều
 - Tiểu dầm hoặc ỉa đùn ( không phải do trẻ quá chậm phát triển)
 - Trẻ lên cơn co giật ( có thể do động kinh hoặc không phải động kinh)
 - Trẻ than đau nhiều nơi trên cơ thể nhưng khi khám bệnh thì không tìm ra 
nguyên nhân thực thể nào
 - Trẻ than hay mệt, đặc biệt là mệt buổi sáng hay lúc mệt lúc không( đang 
mệt tự nhiên thấy khỏe hẳn bình thường)
 - Trẻ không tập trung, không có khả năng làm việc hoặc học tập như trước 
đây
 - Các hành vi chống đối( không vâng lời, đập phá đồ đạc, chạy ra khỏi nhà, 
tấn công người khác, móc miệng cho nôn ra)
 - Các hành vi tự hủy hoại: tự cào cấu bản thân, tự đập đầu, bứt tóc,cắn 
tay
 - Các hành vi tự kích thích: đưa tay vào miệng, chơi nước bọt, móc lỗ tai, la 
hét lớn tiếng, gật gù, lắc lư thân thể, thủ dâm.
 - Trẻ trở nên hiếu động hơn hoặc thụ động hơn.
 - Trẻ hay cáu gắt.
 - Ăn cắp đồ: ăn cắp vặt, lấy đồ lót của người khác phái. thời. Với cách miêu tả này, thật không khó để hiểu xu hướng nhìn nhận trẻ 
khuyết tật (và cả cộng đồng khuyết tật) như những con người thấp kém không 
bao giờ có thể trở thành “chỉ một người bình thường” đóng góp cho xã hội. 
 Loại câu chuyện thứ hai thể hiện vai trò thứ hai là tập trung vào những trẻ 
khuyết tật rất thành công trong học tập và tràn đầy hy vọng cho một tương lai 
tươi đẹp hơn. Mặc dù những bài báo như này xuất hiện với tần suất ít hơn song 
chúng không phải là hiếm, và là những tấm gương xuất sắc cho sự kiên định và 
chăm chỉ. 
 Dù cả hai cách nhìn như mô tả ở trên đều có mục đích tốt đẹp, song cách 
đưa tin này sẽ chỉ củng cố những quan niệm sai lầm về khuyết tật. Các bài báo 
như thế này phần lớn tập trung vào sự khác biết chứ không phải sự tương đồng 
giữa trẻ em bị và không bị khuyết tật, hàm ý rằng đứa trẻ khuyết tật thực sự 
không bình thường.
 Có rất nhiều phương pháp tiếp cận việc định nghĩa khuyết tật và các vấn đề 
liên quan, nhưng phần lớn những quan niệm của người Việt Nam vẫn thuộc về 
Mô hình Từ thiện hoặc Mô hình Y học của khuyết tật. 
 Mô hình Từ thiện coi những cá nhân bị khuyết tật là những người bất lực 
cần các dịch vụ trợ giúp đặc biệt để có thể hoạt động trong đời sống thường 
ngày. Người khuyết tật bị coi là đáng thương, và theo mô hình này, từ thiện là 
cách duy nhất để giúp đỡ những con người khốn khổ này. Trên thực tế, 98% 
cộng đồng tin rằng người khuyết tật rất đáng thương hại (ISDS, 2011). Người ta 
cũng hay tin rằng khuyết tật là lỗi của cá nhân, là sự trừng phạt cho những tội ác 
của kiếp trước. 
 Mô hình Y học cũng coi khuyết tật là một vấn đề cá nhân cần được chữa 
trị. Ẩn ý trong cách nhìn này là người khuyết tật thật sự bất bình thường hay có 
khiếm khuyết. Cũng giống như Mô hình Từ thiện, Mô hình Y học tập trung vào 
các cơ sở chuyên biệt để cung cấp các phương pháp điều trị, giáo dục cũng như 
việc làm cho người khuyết tật. 
 Cả hai mô hình trên đều coi người khuyết tật như những vấn đề cần được 
giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế khuyết tật là một vấn đề có tính chất xã hội; 
chính xã hội đã tạo ra những rào cản làm cho những con người này không có 
khả năng hoạt động và tham gia đóng góp một cách bình đẳng cho cuộc sống. 
Chính vì vậy, cái cần được giải quyết không phải người khuyết tất mà là cách 
nhìn của xã hội hiện nay và những hàng rào vô tình ngăn cản không cho người 
khuyết tất tham gia vào đời sống xã hội. Cách tiếp cận này được gọi là Mô hình 
Xã hội. 
 Dựa trên Mô hình Xã hội, có thể thấy rõ rằng rất nhiều người khuyết tật có 
khả năng thành công không kém bất cứ ai nếu họ nhận được sự chăm sóc và 
những cơ hội đúng đắn. Trên thực tế, đây hoàn toàn là những quyền cơ bản của 
họ. Đây là Mô hình Nhân quyền của khuyết tật với trọng tâm là sự hòa nhập của 
người khuyết tật trong xã hội và sự đảm bảo là họ có quyền được hưởng những 
cơ hội bình đằng và tham gia vào đời sống xã hội. Mọi xã hội nên theo đuổi mô Hiện ở Việt Nam có ba loại giáo dục cho TKT: giáo dục chuyên biệt, giáo 
dục hội nhập, và giáo dục hòa nhập. Trong năm học 2017 – 2018, thống kê Bộ 
Giáo dục và Đào tạo cho thấy khoản 390,000 TKT đang theo học các trường 
bình thường khắp cả nước. Mặc dù con số này cho thấy rất nhiều TKT đang 
được hưởng lợi từ giáo dục hòa nhập ở Việt Nam hiện nay, nó vẫn chỉ là 28% 
tổng số trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó, phần lớn các học sinh này đều đang học ở 
cấp mẫu giáo hoặc tiểu học; mức theo học của TKT ở các trường trung học cơ 
sở chỉ ít hơn 1% (NCCD, 2010). Có thể thấy rõ, hệ thống hiện tại chưa được 
trang bị để có thể phục vụ nhu cầu học tập của TKT. Do không có sự hỗ trợ 
thích đáng, nhiều TKT không thể đạt chuẩn để lên lớp, và các em này chỉ tiếp 
tục học lại lớp cho đến khi các em quá tuổi đi học hoặc chi phí đi học quá cao so 
với lợi ích thu được. Hơn nữa, cái được gọi là “hòa nhập” thực chất chỉ là đặt 
các em học sinh vào lớp học bình thường mà không cung cấp thêm bất cứ sự trợ 
giúp nào khác. Mặc dù học sinh khuyết tật vẫn có khả năng học trong một lớp 
học như này, các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Các lớp học 
hội nhập như này làm giảm khả năng thành công của TKT.
 4.6Những thách thức cần được giải quyết 
 4.6.1) Nhận trẻ khuyết tật vào các lớp học hòa nhập 
 Hiện tại, dường như giáo dục hòa nhập chỉ được thực hiện tùy ý ở các 
trường mà không có bất cứ sự tổ chức chỉ đạo điều hành nào từ các cấp trên. 
Mặc dù đã có những chính sách quy định giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em có 
khả năng đi học, phần lớn các trường phớt lờ luật pháp và không chịu nhận TKT 
vào học. Để có thể cho con mình đi học, phụ huynh của TKT phải có những nỗ 
lực phụ, với nhiều người thậm chí phải viện đến biện pháp hối lộ. Ngoài ra, khắp 
cả nước cũng có sự khác biệt giữa mức độ phát triển giáo dục hòa nhập. 
 Mỗi tỉnh có một mức độ sẵn sàng thực thi giáo dục hòa nhập riêng. Những 
nơi đã từng triển khai các dự án giáo dục hòa nhập trong quá khứ thì giờ đây sẵn 
sàng thực hiện Luật mới người khuyết tật hơn rất nhiều so với những nơi khác. 
Ví dụ như ở tỉnh Bắc Kạn, nơi mà tổ chức Handicap International đã thực hiện 
dự án Giáo dục Hòa nhập của họ, các giáo viên nói rằng những kinh nghiệm họ 
tích lũy được từ thời gian tham gia vào dự án đã giúp họ rất nhiều trong việc tiên 
đoán những vấn đề có thể nảy sinh khi thực hiện Luật NKT mới. Họ cũng sẵn 
sàng hơn để nhận TKT vào lớp học của mình và chỉnh sửa giáo trình để phục vụ 
được nhu cầu của TKT.
 Một vấn đề khác với việc phát triển giáo dục hòa nhập đó là phần lớn 
những trường có kinh nghiệm thực hiện giáo dục hòa nhập chỉ có thể được tìm 
thấy ở các thành phố lớn, và điều này trở thành một thách thức lớn khi 75% trẻ 
khuyết tật sống ở khu vực nông thôn (UNFPA, 2011). Giao thông ở những khu 
vực này đã khó khăn đối với người không khuyết tật; đối với cộng đồng khuyết 
tật, việc đi lại có thể coi là không thể. Điều này càng làm giảm đi lựa chọn 
trường học cho TKT. 
 Không phải trường nào cũng cho phép TKT nhập học. Các nguyên nhân có 
thể bao gồm thiếu cơ sở vật chất, giáo viên chưa đủ kỹ năng, không có chỗ được cung cấp những nguồn thông tin để cập nhật tin tức về các phương thức 
giáo dục hòa nhập mới trên toàn đất nước và thế giới, ví dụ như một tạp chí 
dành riêng cho giáo viên đặc biệt. Các nhóm giáo viên cũng nên được tạo điều 
kiện để đến thăm những trường thực hiện hòa nhập khác.
 4.7 Hướng dẫn xử lý chung cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
 Lưu ý dưới đây là nhưng cách xử lý có tính chất tạm thời và chỉ giúp cho 
trẻ phần nào cảm thấy tốt hơn và bình tĩnh lại chứ không thể chữa hoàn toàn các 
chấn thương tâm lý vẫn cần sự can thiệp của bác sĩ:
 -Tạo môi trường sống an toàn: có trợ giúp và dễ tiên liệu ( trẻ có thể được 
chuẩn bị khi sắp có biến cố xảy ra).
 - Tạo cho trẻ có khả năng tự lập: trẻ có thể tự làm một số việc theo khả 
năng
 - Gần gũi trẻ một cách trọn vẹn: dành riêng một thời gian nào đó cho trẻ và 
chỉ gần gũi, chăm sóc trẻ mà không làm gì khác, lắng nghe và tìm hiểu trẻ, giúp 
trẻ giải quyết các xung đột hoặc các khó khăn về tâm lý khi nó mới khởi đầu. 
Chú ý đến cách tương tác với trẻ: nhìn qua ánh mắt, biểu lộ nét mặt, các cử chỉ 
và thái độ chăm sóc, lời nói ít, tránh lập đi lập lại các lỗi lầm, tránh phê bình chỉ 
trích, lời nói đi kèm với hành động, cha mẹ hoặc các người chăm sóc phải đồng 
nhất trong cách thức cư xử với trẻ.
 - Thiết lập giới hạn cho trẻ bằng lời nói và bằng cả thái độ lẫn hành động: 
vi dụ: con không được làm điều này, nếu trẻ vi phạm thì phải ngăn chặn bằng 
hành động, biểu lộ lời nói và nét mặt nghiêm túc
 -Gia tăng lòng tự tin và tự trọng của trẻ: khuyến khích trẻ tự làm và khen 
ngợi hành động đó, nói cảm xúc của mình về hành động đó thay vì khen chê con 
người
 Sau đây là một số ví dụ :
 - Trong tình huống trẻ trễ giờ: Không nên nói : Mày là đứa luôn luôn trễ nãi
 Nên thay bằng: Mẹ thấy con sắp trễ rồi, cố gắng lên, mẹ giúp cho
 - Trong tình huống trẻ phá phách: Không nên nói: mày là đứa phá hoại
 Nên thay bằng: Mẹ không hài lòng vì điều con làm đâu nhé!
 - Trong tình huống trẻ làm tốt điều gì: Không nên nói: Mày giỏi lắm!
 Nên thay bằng: Mẹ rất hài lòng vì việc con làm
 - Xử trí các hành vi thách đố: Phớt lờ các hành vi gây chú ý của trẻ, chỉ 
quan tâm đến trẻ khi trẻ ngoan hay im lặng, ví dụ : Trẻ hay lên cơn quấy khóc 
đòi bế ẵm, nếu bế trẻ lên, lần sau trẻ sẽ đòi tiếp, thay vì bế trẻ khi trẻ khóc thì 
hãy đợi khi trẻ nín sẽ bế trẻ sau.
 - Tập cho trẻ chọn lựa kèm theo điều kiện: Ví dụ: con muốn ở đây hay đi 
về (biết trẻ thích ở lại), nếu con muốn ở đây thì phải im lặng, nếu làm ồn thì cho 
về

File đính kèm:

  • docxde_tai_xay_dung_moi_truong_giao_duc_than_thien_voi_hoc_sinh.docx