Bài giảng Lịch sử địa phương huyện Củ Chi cấp THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử địa phương huyện Củ Chi cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử địa phương huyện Củ Chi cấp THCS
CỦ CHI ĐẤT LỬA HOA HỒNG QUỐC THẠNH Là dân Củ Chi diệt thù ta cứ đi, băng qua lửa đạn hiểm nguy ta sợ gì. Là quê hương thành đồng chống Mỹ, đất lửa hoa hồng là đất anh hùng Củ Chi. Đọt mì xanh hố bom, mầm lúa vươn với pháo, giết giặc Mỹ bằng pháo bom của Mỹ, đất hoa hồng Củ Chi, bao nhiêu thôn xóm bấy chiến công oai hùng. Đời bao khổ đau hận thù chồng chất cao. Cây xanh úa màu dòng suối kia nghẹn ngào, đường ta đi lửa thù ta quyết chí, lấy máu Mỹ nguỵ nhuộm đất anh hùng Củ Chi. Hào lượn quanh hố chông nhà bám sâu dưới đất, bám lòng đất già trẻ gái trai đánh Mỹ. Giết giặc tăng gia... Ngàn hoa đua nở đất anh hùng Củ Chi. Ngàn hoa đua nở đất anh hùng Củ Chi. Em biết gì về địa danh “Củ Chi” ? CỦ CHI - Củ Chi là huyện ngoại thành của TP.HCM, nằm về phía Tây Bắc. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP.HCM BÀI: LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI (1930-1975) 1. Vị trí địa lý I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH HUYỆN CỦ CHI 1.Vị trí địa lý - Củ Chi là huyện ngoại thành của TP.HCM, nằm về phía Tây Bắc. - Củ Chi giáp với: Tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương và huyện Hóc Môn (TP.HCM). -Năm 1963, Củ Chi được chia thành 2 quận: quận Củ Chi và quận Phú Hòa. QUẬN PHÚ HÒA QUẬN CỦ CHI BÀI: LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI (1930-1975) I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH HUYỆN CỦ CHI 1. Vị trí địa lý 2. Lược sử hình thành huyện Củ Chi - Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập phủ Gia Định, Củ Chi thuộc tổng Bình Dương huyện Tân Bình. - Ngày 30/8/1957, chính quyền Sài Gòn lập quận Củ Chi. - Năm 1963, Củ Chi được chia thành 2 quận: quận Củ Chi và quận Phú Hòa. - Sau 30/4/1975, quận Củ Chi và quận Phú Hòa được sáp nhập thành huyện Củ Chi thuộc TP.HCM. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CHỐNG THỰC DÂN- ĐẾ QUỐC CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI ( 1930-1975) 1. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp (1930-1954) a. Giai đoạn 1930-1945 - Sau ngày 3/2/1930, nhiều Chi bộ Đảng ở Củ Chi được ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân. - Hình thức đấu tranh: biểu tình, rải truyền đơn, đòi giảm thuế, chống sa thải.... Nhân dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền ngày 25/8/1945 Địa đạo trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp Máy chém dùng để thực thi luật 10/59 Từ năm 1955-1959 có trên 560 người dân Củ Chi bị sát hại Sư đoàn bộ binh số 1 “ Anh cả đỏ” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam CĂN CỨ ĐỒNG DÙ (1969) NƠI ĐÓNG QUÂN CỦA SƯ ĐOÀN 25 BỘ BINH MỸ Trận càn Cedear falls của Mỹ Quân và dân Củ Chi đấu tranh mạnh mẽ với nhiều hình thức như: Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, binh vận, diệt ác, phá kềm, phá ấp chiến lược Nữ du kích Củ Chi cắm chông ngăn chặn bước tiến của quân thù Ảnh:Du kích Củ Chi trên chiến trường Đồng Dù Củ Chi tổ chức Đại hội liên hoan Dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ nhất, năm 1966 Du kích Củ Chi dùng bom đạn lép chế mìn tự tạo để đánh giặc Chế tạo vũ khí của quân dân Củ Chi Địa đạo chiến Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Củ Chi đã được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng” Từ năm 1968 – 1975, quân dân Củ Chi tiếp tục kháng chiến, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) NHỮNG TẤM GƯƠNG CHIẾN ĐẤU ANH DŨNG Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cội (1940 – 1967), xã đội trưởng quận Củ Chi Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn... Chim bay về núi tối rồi ! ( Viễn Phương) Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân nhân Nguyễn Thị Rành (1900-1979) ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có 08 người con và hai cháu là liệt sĩ. Củng cố: Theo em, nét nổi bật trong phương thức đấu tranh của quân dân Củ Chi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là gì? Củng cố: Câu 1. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đây là nơi đế quốc Mỹ dồn dân vào để chúng dễ kiểm soát. ẤP CHIẾN LƯỢC Câu 2. Một việc làm sáng tạo của nhân dân Củ Chi đã góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. CHẾ TẠO VŨ KHÍ Câu 3: Một anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ở Củ Chi được mệnh danh là “Anh hùng mìn gạt”. Ông là ai? TÔ VĂN ĐỰC Câu 4. Huyện Củ Chi có bao nhiêu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng ? HƠN 2.000 MẸ
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_dia_phuong_huyen_cu_chi_cap_thcs.ppt