Đề tài Câu chuyện về giới tính thứ ba - Phép giải của tuổi học trò

docx 12 Trang tailieugiaoduc 68
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Câu chuyện về giới tính thứ ba - Phép giải của tuổi học trò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Câu chuyện về giới tính thứ ba - Phép giải của tuổi học trò

Đề tài Câu chuyện về giới tính thứ ba - Phép giải của tuổi học trò
 Bài dự thi: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Gò Vấp.
- Trường: Trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ.
- Địa chỉ: 237/65 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (028) 66840917.
- Email: huynhvannghe.govap@gmail.com
- Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 2 thí sinh):
1. Họ và tên: Nguyễn Tường Vi
 + Ngày sinh: 11/9/2004 
 + Lớp 9/3 b. Giáo dục công dân: Luật pháp và những quyền lợi của LGBT, tuyên 
truyền nâng cao sự hiểu biết pháp luật, giáo dục nhân cách.
 c. Ngữ Văn: Sử dụng lối văn thích hợp để thuyết phục, giải quyết tình 
huống.
 d. Lịch Sử: LGBT qua các thời gian khác nhau.
 e. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc tìm kiếm: Google, 
Wikipedia.
 f. Phân tích, tổng hợp để trả lời cho câu hỏi: Giới tính thứ ba có sai hay 
không?
 - Định hướng cho xã hội một cái nhìn dân chủ, dân quyền hơn với những 
người thuộc LGBT, không kì thị và giúp đỡ họ.
 - Cảnh báo các bạn trẻ về vấn nạn giới tính, không chạy theo “mốt” rồi tự 
chuyển đổi giới tính của bản thân, đem giới tính ra làm trò đùa.
 D. Tiến hành nghiên cứu:
 a. Khái niệm
 LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ 
(Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán 
tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender). Ngoài ra, còn có LGBTQ 
+ với Q(Question) là những người không có giới tính, không tự ý thức về giới 
tính của bản thân và với + là thêm những giới tính bí ẩn khác. 
 Nếu đọc các tài liệu đã nghiên cứu về vần đề này, chúng ta sẽ nhận thấy: 
Chưa có sự thống nhất tuyệt đối giữa các nhà khoa học về nguyên nhân tại sao 
hình thành và phát triển một thiên hướng tình dục đặc biệt ở một người. Một 
nghiên cứu đưa ra như sau: yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng khoảng 35% ở 
nam và 18% ở nữ, yếu tố môi trường phát triển thai nhi trong bụng mẹ (môi 
trường không chia sẻ) chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 64% ở cả nam và nữ. Trong khi 
đó, yếu tố môi trường gia đình, xã hội, giáo dục (môi trường chia sẻ) chỉ giải 
thích 16% trong sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nữ và không có ảnh 
hưởng (phương sai ảnh hưởng 0%) tới sự hình thành xu hướng tình dục đồng 
tính nam.
 b. Tâm lý chung của người thuộc giới tính thứ ba
 Những người LGBT thường có cảm giác sợ hãi, lo âu, không thích giao 
tiếp với nhiều người xung quanh hoặc tâm lý che đậy, sợ bị phát hiện. Họ chỉ 
rung động khi tiếp xúc với bạn đồng giới (đồng tính), hoặc yêu cả hai giới (song 
tính).Có những trường hợp có cá tính mạnh, họ thể hiện rõ sự bất mãn về giới 
tính sinh học của mình, muốn từ gái thành trai, từ trai thành gái (hoán tính).Đa 
số không dám thể hiện những điều bất thường đó ra ngoài,họ thường bị buộc 
phải chọn cáchche dấu và thường sống nội tâm. Có những người tự tạo cho mình 
một lớp vỏ bọc thân thiện hòa đồng, nhưng thật ra họ đang cố né tránh sự thật 
rằng mình thuộc giới tính thứ ba. Cũng có những người hoảng loạn và áp lực người phải chịu đựng, và là một vết nhơ bẩn đối với lương tâm chung của chúng ta. 
Nó cũng là một sự vi phạm luật pháp quốc tế."
 Theo kết quả phân tích 500 bài báo có liên quan đến đồng tính ở Việt Nam trong 
những năm 2004, 2006 và 2008 do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường 
(ISEE) và Học viện báo chí và tuyên truyền tiến hành, có tới 41% bài báo còn kỳ thị 
người đồng tính. Hai cuộc điều tra về giá trị thế giới (World Value Survey) và Cuộc 
điều tra đánh giá giới trẻ Việt Nam lần thứ nhất (SAVY I) cũng chỉ ra khoảng 80% 
người được hỏi không chấp nhận đồng tính.
 Theo kết quả khảo sát trên hơn 3000 người LGBT do Trung tâm ICS và Viện 
Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tiến hành năm 2014, 39% bị kỳ thị 
trong gia đình, chủ yếu bị mắng chửi (22,8%), hoặc bị đuổi ra khỏi nhà (4,6%); 44% bị 
kỳ thị trong trường học, chủ yếu bị bạn bè trêu ghẹo, bị ép buộc cách ăn mặc, hoặc bị 
gọi phụ huynh đến. Trong môi trường công việc, 21% đã từng bị kỳ thị; tỉ lệ này cao 
đặc biệt trong nhóm chuyển giới, với 68% đã bị kỳ thị, bao gồm cả các trường hợp 
nghiêm trọng như cho thôi việc.
 Ông Lê Quang Bình, 
 Viện trường ISEE phát biểu về sự đối xử của gia đình đối với đồng tính nữ.
 d. Giải pháp
 Giải pháp 1: Tiến hành những chương trình giáo dục tính dục và nâng cao 
nhận thức về giới tính thứ ba
 •Thứ nhất, về việc tiến hành chương trình giáo dục tính dục.
 Theo khảo sát của Trung tâm ICS và iSEE, đa số người LGBT nhận ra xu hướng 
tính dục và bản dạng giới của mình trong độ tuổi từ 10-20 tuổi, trong đó 39% biết khi 
còn rất trẻ, trong độ tuổi 10-15. Tuy tỉ lệ công khai xu hướng tính dục đã tăng lên theo 
thời gian, hiện mới chỉ có 9,8% người LGBT công khai hoàn toàn với gia đình, 16,9% 
công khai hoàn toàn trong trường học, 12% ở nơi làm việc, và 15% ngoài xã hội. 
Chính do phải che giấu bản thân nên nhiều bạn trẻ phải tự đối đầu với những khủng 
hoảng tâm lý, không chia sẻ được khó khăn của mình với những người xung quanh. 
Do đó, việc giáo dục về sự đa dạng tính dục là cần thiết, điều này nhằm cung cấp cho 
học sinh những kiến thức về giới tính, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm đồng một động cơ chung cho công bằng và một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi 
người.”
 Hình 1: Ngày 26/6/2016, Mỹ chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
 Hình 2: Tạm dịch ảnh: “Quyền lợi của đồng tính cũng như quyền lợi của con 
người.”(Hillary Clinton)
 Đồng tính cũng là người. Họ có quyền tự do ngôn luận, quyền được đối xử và 
tham gia các hoạt động như một người bình thường. Mọi sự kì thị, bạo lực tra tấn và 
các hình thức phân biệt đối xử đều là vi phạm pháp luật. 
 LGBT chính là một ví dụ đặc sắc về sự đa dạng của loài người. Nếu như động 
vật có nhiều ngành, mỗi ngành có nhiều lớp và đa dạng các cá thể, thì con người chúng 
ta cũng thế. Tạo hóa cho chúng ta da trắng, da đen, da vàng, đàn ông và phụ nữ, thì họ 
cũng chính là một phần để tạo nên sự toàn diện của thế giới. 
 Đó là về pháp luật và lý lẽ, còn về mặt tình cảm và nương theo trái tim thì chúng 
ta không thể đưa ra bất kì một luận cứ nào để kì thị họ. Chẳng ai có thể quyết định giới 
tính của mình. Cũng chẳng ai có thể kiểm soát được trái tim của mình đi theo lí trí. Và 
cũng chẳng có khái niệm nào của tình yêu đưa ra cấm không cho hai người đàn ông, 
hai người phụ nữ yêu nhau cả.Tình yêu là thứ xuất phát từ trái tim, không phải từ giới 
tính. Chỉ cần người ta được hạnh phúc, thì giới tính ra sao có cần chúng ta quan tâm 
không? Đừng làm mất đi quyền yêu thương và được yêu thương của họ. Đó chính là 
những điều chúng ta cần lưu tâm. Chúng ta phải cảm thông cho họ, chia sẻ với họ và 
cũng phải khâm phục họ vì đã dám sống thật với chính bản thân mình. Từ ngày 1/1/2017, Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 chính thức có hiệu lực ghi 
nhận hai quyền quan trọng trong quyền nhân thân:
 Thứ nhất, điều 36 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 quy định về quyền xác định 
lại giới tính: “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của 
một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm 
sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định 
rõ giới tính.” Và cũng theo quy định tại Điều luật này “Cá nhân đã thực hiện việc xác 
định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp 
luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo 
quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.Quy định này áp dụng cho những 
người sinh ra nhưng thông qua cấu tạo cơ thể hoặc do dị tật bẩm sinh chưa thể xác 
định rõ giới tính, những người này có quyền thực hiện các biện pháp y khoa để xác 
định giới tính, được pháp luật ghi nhận giới tính sau khi xác định trong hộ tịch và được 
pháp luật tôn trọng, bảo vệ đầy đủ các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được 
xác định lại.
 Thứ hai, điều 37 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 quy định“Việc chuyển đổi giới 
tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, 
nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền 
nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và 
luật khác có liên quan.”Quy định này áp dụng đối với những người có nhu cầu thay 
đổi giới tính bẩm sinh của mình, họ có quyền thực hiện việc chuyển đổi giới tính, và 
giới tính sau khi chuyển đổi được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đầy đủ quyền nhân 
thân phù hợp với giới tính mới.
 Sự thay đổi này là một bước tiến lớn hướng đến quyền được lựa chọn giới tính, 
công nhận giới tính và được pháp luật bảo vệ của người thuộc LBGT. Việc nắm rõ các 
quy định pháp luật giúp chúng ta có sự tôn trọng và không có những hành vi kỳ thị, 
phân biệt đối xử đối với người thuộc LBGT.Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền của Liên 
hiệp quốc đang hướng tới thông qua Nghị quyết về “Bảo vệ chống lại bạo lực và phân 
biệt đối xử dựa trên Xu hướng tính dục và bản dạng giới”.
 e. Mặt trái của vấn đề
 Cộng đồngLGBT cũng có mặt tốt và mặt xấu.Những người thuộc LGBT cũng đã 
không chịu nổi được sự kì thị và phân biệt đối xử, nhiều người đã phạm pháp và sa vào 
những tệ nạn xã hội.
 Theo một nghiên cứu của iSEE với hơn 2000 người đồng tính nữ năm 2012, có 
tới 17% người tham gia khảo sát đã từng tự tử một lần (không thành). Theo kết quả 
khảo sát của ICS và iSEE, 53,3% người chuyển giới tham gia nghiên cứu tự mua hoóc 
môn ở Việt Nam, 30% thực hiện phẫu thuật ở nước ngoài, 33% phẫu thuật một phần ở 
Việt Nam, một phần ở nước ngoài, hoặc hoàn toàn ở Việt Nam. Do không được tiếp 
cận các dịch vụ y tế liên quan nên người chuyển giới đang tự chịu nhiều rủi ro về tài 
chính, sức khỏe, thậm chí tính mạng. Những vấn đề trên cũng xuất phát từ nguyên 
nhân kì thị, phân biệt đối xử đối với người thuộc LBGT, khiến họ luôn muốn che giấu 
bản thân và lén lút tìm đến các cơ sở y khoa không uy tín, dễ trầm cảm và có những 
hành vi bộc phát. Do đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, mở rộng các chiến dịch 
bảo vệ quyền lợi của người thuộc LBGT là vô cùng quan trọng. + Nhân ngày IDAHOT nhìn lại thành quả và thách thức trong việc bảo vệ quyền 
của người LGBT ở Việt Nam
 - Thư viện pháp luật (thuvienphapluat.vn): Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11.
 - Website của Liên Hợp Quốc (news.un.org)
 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2018

File đính kèm:

  • docxde_tai_cau_chuyen_ve_gioi_tinh_thu_ba_phep_giai_cua_tuoi_hoc.docx