Đề tài Hồi chuông báo động về ý thức sống của giới trẻ

docx 16 Trang tailieugiaoduc 101
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hồi chuông báo động về ý thức sống của giới trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Hồi chuông báo động về ý thức sống của giới trẻ

Đề tài Hồi chuông báo động về ý thức sống của giới trẻ
 Bài dự thi: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Gò Vấp.
- Trường: Trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ.
- Địa chỉ: 237/65 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (028) 66840917.
- Email: huynhvannghe.govap@gmail.com
- Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 2 thí sinh):
1. Họ và tên: Phạm Khánh Hân
 + Ngày sinh: 08/6/2004 
 + Lớp 9/9 giúp mọi người nhận ra thực trạng và phản ứng của cộng đồng về giới tính hiện 
nay, từ đó đưa ra cách giải quyết đúng mực.
 D. Tiến hành nghiên cứu:
 1.Tổng quan :
 a. Mặt tốt của giới trẻ hiện nay:
 a1. Chủ động :
 - Đây là đặc điểm giúp bạn trẻ luôn tích cực tìm kiếm cơ hội để khẳng định 
mình. Thay vì chỉ xoay quanh việc lên giảng đường, vui chơi và về nhà, nhiều 
bạn chủ động lên ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp. Đó có thể là một shop bán 
hàng online nhỏ trên các trang mạng xã hội, hay một cửa hàng thời trang, quán 
café đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn.
 - Đặc biệt, nhờ chủ động, người Việt trẻ còn thành công từ sớm khi tự tạo 
ra những sản phẩm “made-by-me” mang tên chính mình.
 a2. Trách nhiệm
 - Luôn năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội là đặc điểm dễ 
dàng tìm thấy ở giới trẻ. Bên cạnh hoạt động Đoàn, hội sinh viên có sẵn tại các 
trường, nhiều bạn trẻ còn tham gia các tổ chức xã hội, vì cộng đồng hay tự mình 
tổ chức các chuyến đi tình nguyện, từ thiện giúp đỡ trẻ em khó khăn.
 - Đặc biệt, các kênh mạng xã hội cũng được giới trẻ tích cực sử dụng để 
tìm kiếm những người chung ý tưởng, quyên góp quần áo cũ, sách vở còn dùng 
được vận chuyển lên vùng sâu, vùng xa.
 a3. Sáng tạo, ham khám phá
 - Tích cực tìm hiểu những thông tin mới, giới trẻ Việt còn tỏ ra nhanh nhạy 
với sự phát triển của công nghệ. Bên cạnh việc cập nhật các tính năng, ứng dụng 
mới mà thiết bị công nghệ mang lại, nhiều bạn trẻ còn tự mình khám phá ra cách 
sử dụng mới lạ, độc đáo của thiết bị quen thuộc để phục vụ đắc lực cho công 
việc, học tập và giải trí.
 - Một số bài báo từ sinh viên ngoại quốc khen ngợi sinh viên Việt Nam 
chúng ta : “Tôi đến Việt Nam theo một chương trình giao lưu văn hóa giữa các 
trường đại học nên có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ tại đây thông qua 
những hoạt động từ thiện, giải trí...Tôi thấy giới trẻ Việt rất năng động và ham 
học, họ luôn tận dụng cơ hội để trò chuyện cùng người nước ngoài dù vốn tiếng 
Anh vẫn còn khá hạn chế. Tôi cũng rất ấn tượng khi thấy một số người không 
nản lòng trong việc học ngoại ngữ dù tuổi cao và trí nhớ kém, ít nhiều gây khó 
khăn cho họ.Trong những lớp học mà tôi từng được mời đến để giao lưu, giảng 
dạy... sinh viên luôn lễ phép đến mức ngạc nhiên dẫu tôi chỉ trạc tuổi họ, thậm 
chí nhỏ tuổi hơn họ. Tôi nghĩ giới trẻ Mỹ cũng như một số quốc gia mà tôi 
từng tới như Anh, Đức, Trung Quốc... đều không thân thiện, hết mình với bạn bè 
nước ngoài như các bạn trẻ Việt Nam. Ở các đất nước nói trên, nếu chúng tôi trò 
chuyện cùng nhau thì mọi thứ chỉ dừng lại ở mức đủ để xã giao mà thôi. Còn ở 
Việt Nam, tôi biết mình sẽ rất buồn và nhớ những gương mặt mà mình có dịp 
gặpTất nhiên nếu so sánh Việt Nam với Mỹ về điểm này là khập khiễng, 
nhưng so với nhiều quốc gia khác trong khu vực thì cơ sở vật chất của một số 2.Những nhận thức sai lệch của Tuổi Trẻ:
 a.Từ từ đi đâu mà vội, đời còn dài! (không quí trọng và tiết kiệm thời 
gian)
 - Nghĩ tới lớp trẻ hôm nay người ta nghĩ tới một lớp người năng động, xông 
xáo, hoạt động với một cường độ và nhịp độ cao nhưng không ít người không 
biết tiết kiệm thời gian, đợi nước đến chân mới nhảy. Ví dụ, sinh viên đến lúc thi 
mới học, bài đến hạn mới làm, làm việc cứ khất lần việc này việc kia vì cho rằng 
đi đâu mà vội, nhưng có sự biến đột xuất là công việc bỏ bê, cuống quít cả lên, 
chất lượng không cao. Một bộ phận học sinh, sinh viên sa vào ăn chơi lêu lổng, 
không học hành phấn đấu, ai có ý thức nhắc nhở thì được nghe đi đâu mà vội 
đời còn dài chơi cái đã. Thực ra những ngôn từ trên đây chỉ là lời bao biện. Hãy 
nghe những câu châm ngôn để biết quý trọng thời gian hơn. Ví như: “ việc hôm 
nay chớ để ngày mai” ; “thời gian không chờ đợi ai cả”; “vàng đã quý thời gian 
còn quý hơn vàng” !
 b. Làm gì nhiều cho mệt, chơi cái đã hoặc thử một lần cho biết (một 
tâm lý hưởng thụ)
 - Ngày nay, phần lớn ai nấy đều có chức phận riêng của mình. Thậm chí 
nhiều người bận tối mắt tối mũi với hàng núi công việc, họ làm việc chăm chỉ, ít 
khi có thời gian cho bản thân. Tất nhiên thái quá không hẳn đã là tốt, song có 
một bộ phận tuy trẻ tuổi nhưng đã có tâm lý thích hưởng thụ quá sớm. Ví dụ 
sinh viên không chịu đọc sách, không chịu đi thư viện mà thích ăn chơi , đua 
đòi. Trí thức trẻ không chịu nghiên cứu thì trình độ làm sao được nâng lên. 
Nhiều người chỉ thích chơi bời mà không chịu làm việc. Còn có những suy nghĩ 
kém hiểu biết : đọc làm gì nhiều cho mệt, đọc nhiều có hái được ra tiền đâu. Thử 
hỏi như vậy sẽ có đâu những kiến thức sâu sắc mới mẻ phục vụ cho chuyên 
môn.
 - Một số bạn trẻ đi ra học hành, làm ăn giao lưu bị rủ rê ăn chơi, đã tự cho 
mình cái quyền thử một lần cho biết. Nhưng có những cái chỉ thử một lần thì sẽ 
có nguy cơ lần thứ hai và gây nghiện như hút ma túy chẳng hạn. Ai đã dính vào 
nàng tiên nâu thì khó từ biệt, bao nhiêu cơ hội cũng sẽ rời ta. Thực ra, trong thời 
buổi kinh tế thị trường, xã hội tiêu thụ xuất hiện con người rất dễ nẩy sinh tâm lý 
thực dụng và hưởng thụ. Thanh niên chúng ta không ít người đã cổ vũ với những 
quan niệm đó. Đó cũng là một nhận thức sai lệch.
 Hình ảnh minh họa tâm lý hưởng thụ “Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Lời nói đã phát ra thì không bao giờ có thể thu lại được, đôi khi ta chưa suy 
nghĩ cặn kẽ, thấu đáo rồi buông lời bồng bột thì “ cái miệng sẽ làm vạ cái thân ”.
 Chửi thề, nói tục được xem như là một “hội chứng tập thể” của các “nam 
thanh nữ tú” hiện đại. Ngẩng mặt lên là chửi thề, cúi mặt xuống là nói tục, bất 
phân nam nữ. Nhiều bạn trẻ cho rằng, chửi thề nói tục là một phương pháp hiệu 
quả để giảm căng thẳng, stress, thậm chí còn cho đó là “cá tính”, dám nói tức là 
dám thể hiện cá tính.
 Vậy mà chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc 
chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để 
chứng tỏ sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề 
bằng cả tiếng ngoại quốc nữa kia.
 Chắc các bạn nghĩ rằng phải vậy mới là người văn minh mà lại không hiểu 
rằng đó là một sự phỉ báng tiếng Việt - ngôn ngữ là niềm tự hào của dân tộc. Các 
bạn đâu biết khi buông lời như thế, các bạn đang phỉ nhổ vào chính bản thân 
mình. Đến cả những em bé đang theo bậc tiểu học vẫn sử dụng tiếng chửi thề 
làm tiếng đệm đầu môi. Nếu hỏi chúng từ đâu mà biết những từ ngữ như thế, 
chúng sẽ trả lời cho ta rằng chúng học được từ cha mẹ, anh chị... Từng ngày 
từng giờ, chúng ta đang làm nhơ nhuốc tâm hồn của trẻ thơ mà không hề cảm 
thấy đó là tội ác.
 Mang nỗi lòng ấy trò chuyện với vài bạn trẻ, tôi lại thêm bẽ bàng khi các 
bạn nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ từ hành tinh nào đấy. Và câu trả lời tôi 
nhận được là: "Chuyện bình thường thế mà cũng lôi ra nói. Điên à?"
 Chuyện văn hóa không chỉ dừng lại đó khi ta nhìn thấy cảnh chen lấn trước 
quầy vé tàu, xe, chuyện những chàng trai vô tư "ôm cây đợi thỏ" sau những cuộc 
nhậu triền miên, chuyện nẹt pô xe trước cổng bệnh viện, chuyện bấm kèn tin tin 
vào giữa đêm khuya khi ta trở về nhà... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ 
ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến 
bạn bè các nước miệt khinh ta. nuôi dưỡng và giáo dục, 45% do bố mẹ chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm 
đến con cái.
 Văn hóa ứng xử của giới trẻ: còn biết nói gì ngoài hai chữ "Hỡi ôi...!"
 4.Thực trạng đạo đức học sinh (Vận dụng thông tin của giới truyền 
thông, kiến thức thực tế để nêu tình hình)
 - Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy 
tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người 
trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm 
tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
 - Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đó là tầng lớp tri 
thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết định 
sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuân của xã hội” .
 - Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn 
kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một 
sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch 
Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô 
dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người 
coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định 
kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ 
là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như 
người ta tưởng không ?
 - Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo 
những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ 
sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. 
Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về 
thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí 
hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây 
ra nhiều vụ án mạng.
 - Đáng báo động hơn nữa hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên 
cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu 
trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống 
thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm lí 
Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm TP HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn 
nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa phương tây mà còn do lối sống quá dễ phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được 
nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện 
thoại, xe máy, máy tính xách tay để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều 
vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc sau vài đòn thất thủ trong 
các trò cá độ hoặc lô đề.
 -Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn 
Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể 
hiện sao cho giống thần tượng của mình. Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn 
chạy theo một kiểu tình cảm phương tây chớp nhoáng không giới hạn. Cụm từ 
“sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay. Hai người 
sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy không hợp thì chia tay một 
cách nhẹ nhàng.
 - Cũng như các bạn đang có lối sống sa đoạ, sống không biết ngày mai nếu 
không kịp thời thay đổi thì chuyện không được ra trường hoặc bị đuổi học là 
điều tất nhiên. Có nhiều sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi - già 
hối hận”. nhưng không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ mà đang liều lĩnh phí 
phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất cả đã quá muộn các bạn phải 
đau đớn khi rơi vào hoàn cảnh: “ Ngước nhìn tương lai mồ hôi toát, quay đầu 
quá khứ nước mắt rơi”. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực 
hết mình cho việc học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để 
mang vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: 
rôbôcon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Ôlympic toán và vật lí quốc tế.
 5.Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên:
 •Nguyên nhân bản thân
 -Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là lạm dụng tự 
do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do 
không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo 
hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của 
giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự 
do quá đáng.”
 •Nguyên nhân từ gia đình
 -“Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội 
mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Trên 
thống kê trên đã cho ta thấy hoàn cảnh gia đình tội phạm là : 45% do bố mẹ chỉ 
biết kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái. - Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó 
đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo 
những giá trị vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về 
tiện nghi. Với xu thế đó, họ không có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh 
thần cao đẹp như những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dòng 
đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình chân người đó sẽ 
chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống 
một cách lương thiện thì áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là 
“ăn no mặc ấm, ăn sung mặc sướng”.
 - Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, 
do lối giáo dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống 
buông thả, gian lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc 
như “múa kiếm”, tham ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không 
thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy 
những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội nhập văn hoá làm 
cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. 
Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị 
truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21 
tháng 03 năm 2009, cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Dường như 
xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ”. Mối quan ngại 
của bà là mặc dù ngày nay lãnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất 
nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng việc học và 
rèn luyện đạo đức làm người.
 6. Giải pháp.
 (Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân chỉ ra biện pháp làm giảm ô nhiễm 
môi trường từ bao ni lông).
 •Về phía bản thân
 - Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, 
trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với 
những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân 
mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức 
trong xã hội hiện tại.
 - Chẳng hạn như cô Hùynh Tiểu Hương có lòng nhân ái: Cô Huỳnh Tiểu 
Hương là một tấm gương sáng ngời về lòng Nhân ái. Cô đã lấy hạnh phúc của 
những người bất hạnh làm hạnh phúc của mình. Lòng thương người của cô đã 
làm rung động bao trái tim con người Việt Nam. Vươn lên từ cuộc đời bất hạnh, •Về phía xã hội
 - Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống 
theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở 
thành những con người có ích cho xã hội. Tiến sĩ Tâm lý Đinh Phương Duy cho 
biết: “Giới trẻ ngày nay, không phải là họ không muốn sống cho ra người mà 
còn muốn sống tốt hơn nữa”. Có người đã nói: “Cơn khát làm một người sống 
lương thiện, sống đạo đức cháy âm ỉ trong tâm khảm của họ. Chính vì thế, họ 
đang cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, nhất là mở những lớp học về cách ứng 
xử trong cuộc sống. Đồng thời họ mong muốn những người có trách nhiệm nên 
làm gương cho họ”.
 •Về phía học sinh
 - Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong 
nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi 
mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học 
sinh, sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo 
điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều 
quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ 
pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội.
 - Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh, sinh 
viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong 
nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
 - Các bạn ạ, chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước, là mùa 
xuân của xã hội, bạn nghĩ gì nếu như ai ai trong chúng ta cũng “thừa” mọi thứ 
nhưng lại “thiếu” văn hóa ứng xử hàng ngày? Vậy nên ngay từ bây giờ chúng ta 
hãy thay đổi nhận thức, thay đổi cách ứng xử của mình sao cho phù hợp, cho có 
văn hóa. Có như thế xã hội mới phát triển, con người mới xích lại gần nhau 
hơn.
 - Hãy xóa đi: “ Nỗi buồn mang tên ý thức sống của giới trẻ và tương lai xã 
hội Việt Nam ”.
 E. Tài liệu tham khảo:
 - “Những ưu điểm nổi bật của người Việt trẻ” - Trần Thùy Giang
 -“ Buồn vì văn hóa ứng xử của giới trẻ” – Thanh Lịch
 -“75% tội phạm hình sự là người trẻ” 
 -“ Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam” – (Theo Hồng Điệp – 
Báo Đời Sống và Pháp Luật)
 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2018

File đính kèm:

  • docxde_tai_hoi_chuong_bao_dong_ve_y_thuc_song_cua_gioi_tre.docx