Đề tài “Rừng nhiệt đới trái tim xanh trong lòng Thành phố"
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài “Rừng nhiệt đới trái tim xanh trong lòng Thành phố"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài “Rừng nhiệt đới trái tim xanh trong lòng Thành phố"
Bài dự thi: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh. - Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Gò Vấp. - Trường: Trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ. - Địa chỉ: 237/65 Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (028) 66840917. - Email: huynhvannghe.govap@gmail.com - Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 2 thí sinh): 1. Họ và tên: CAO XUÂN TƯƠI + Ngày sinh: 07/10/2004 + Lớp: 9/4 Nghiên cứu về sự biến đổi của môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái hiện nay, nghiên cứu những điều kiện tự nhiên, xã hộicủa một số thành phố lớn để thực hiện các mô hình trồng cây, phủ xanh thành phố. e) Phương pháp nghiên cứu - Dự án sử dụng phương pháp khoa học thu thập thông tin qua quan sát, phỏng vấn, điều tra kết hợp với thực nghiệm. f) Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, sự biến đổi của môi trường tác động lên hệ sinh thái. - Nghiên cứu các nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái, đề xuất các biện pháp giúp cải thiện môi trường, hệ sinh thái. - Nghiên cứu đề xuất các mô hình sinh thái giúp con người sống hòa hợp với thiên nhiên, phủ xanh thành phố. 4. Phần kết quả và thảo luận 4.1 Thế nào là hệ sinh thái? Ta nghe thấy từ “hệ sinh thái” gần như mỗi ngày trên báo, đài và từ các nhà khoa học, nhưng đối với “người ngoại đạo” thì vẫn có vẻ khó hiểu quá. Có thể giải thích đơn giản hơn không, để mọi người yêu thiên nhiên hơn, đối xử với thiên nhiên tốt hơn, để được thiên nhiên đối xử tốt lại với chúng ta? Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh). Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo hai cách khác nhau. Người ta có thể coi hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc có thể nhìn hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung. Các thành phần sống (sinh học) và không sống (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình dinh dưỡngvà dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và giữa các sinh vật và môi trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt, và có giới hạn. Một số nhà khoa học xem toàn bộ hành tinh là một hệ sinh thái. 4.2 Cân bằng hệ sinh thái: Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng. Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời trước những thách thức to lớn nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam khi mà phần lớn dân cư vẫn phải sống dựa vào canh tác nông nghiệp. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển ô-xy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh. Duy trì tính ổn định và độ mầu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặn và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Việt Nam trải dài trên vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đang dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu của người dân nên việc khai thác rừng bừa bãi trở nên phổ biến hơn, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm đất xói mòn, sạt lở,.. Từ đó làm mất cân bằng sinh thái. 4.6 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: - Nguyên nhân tự nhiên: Chủ yếu là do sự biến đổi khác thường của thế giới tự nhiên hoặc trong môi trường đó vốn đã tồn tại những nhân tố có hại, như núi lửa hoạt động, sạt núi, sóng ngầm, hạn hán, lũ lụt, động đất hoặc lưu hành dịch bệnh. Nguyên nhân vì con người chủ yếu có những hành vi khai thác không hợp lí đối với tài nguyên thiên nhiên hoặc do phát triển công, nông nghiệp không thích hợp đưa đến những vấn đề về môi trường. - Sự tác động của con người và xã hội loài người: Từ khi bắt đầu sự sống, con người đã rất gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Thế nhưng ngày nay do sự phát triển không ngừng của công nghệ - khoa học – kỹ thuật, con người đã quá lơ là với “mẹ thiên nhiên”. Họ bào mòn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách vô thức và không để ý đến sự hao hụt của hệ sinh thái. Theo những thông tin mà chúng em thu thập được, nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái là: -Do rác thải, nước thải từ các hoạt động công, nông nghiệp và trong đời sống sinh hoạt của người dân. -Các chất độc hóa học từ các nhà máy được thải ra các con song gây ô nhiễm môi trường. Khí thải ra có thể gây ra các cơn mưa axit. -Do nhu cầu về tài nguyên như: than, dầu, khí đốt, gỗ,... của con người lớn dẫn đến việc khai thác rừng quá mức cho phép hoặc khai thác rừng bừa bãi, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm đất xói mòn, sạt lở,.. Từ đó làm mất cân bằng sinh thái. b. Các cơ sở để thực hiện dự án trong thực tiễn cuộc sống *Cơ sở về tự nhiên: - Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là môi trường thuận lợi tạo ra sự đa dạng về sinh học là cơ sở quan trọng để xây dựng rừng nhiệt đới nhân tạo. - Hệ thống sông ngồi nhiều đảm bảo được công tác tưới tiêu, chăm sóc, phát triển hệ sinh thái. *Cơ sở về tiềm năng con năng con người: Con người phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát triển rừng nhiệt đới. Phải có ý thức chăm sóc và nuôi trồng cây xanh ngay bây giờ cũng như khi dự án được thực hiện. Không được săn bắn bừa bãi và phải gây giống những loài động, thực vật quý hiếm. *Cơ sở khoa học: Thực hiện các thí nghiệm như nuôi cây trên các tòa nhà cao tầng, trên tường, trong phòng kín, nhà kính, tạo ra máy tưới nước, phun sương tự động cho cây ngay trong nhà. Giúp cây sinh trưởng tốt mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của con người. c. Những vấn đề cần giải quyết khi thực hiện mô hình: Xây dựng một khu rừng nhiệt đới với nhiều loại cây, động vật ngay giữa trung tâm thành phố. Xung quanh là những ngôi nhà cao tầng được thiết kế để trồng cây trên sân thượng và trong nhà. Ở đó cây xanh có thể sống trên tường, trên trần nhà v.v... Các quán cà phê, các quán ăn, nhà hàng,.... phải đảm bảo tính an toàn, hiệu quả không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sống của con người. Cần phải có kế hoạch quy hoạch cụ thể. Vào ban đêm, khi không có ánh sáng mặt trời cây không thể sinh ra khí oxi nên chúng ta cần dùng ánh sáng nhân tạo để hạn chế sự sản sinh khí cacbonđioxit. Dùng kính phản quang để bẻ cong góc ánh sáng, không làm phiền đến mọi người. Con người cần hạn chế đặt cây xanh trong phòng ngủ. Phát minh ra máy phun nước tự động để tưới cây, theo dõi sát tình hình thời tiết, thiết kế các công trình xây dựng phù hợp để hạn chế tối đa những thiệt hại mà cây xanh có thể gây ra như: gió lớn làm cây gãy, đổ; mưa nhiều làm cây phát triển mạnh, tràn lan gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.... Tìm hiểu và đề ra các biện pháp để phòng ngừa tối đa các thiệt hại mà “thành phố xanh” có thể gây ra như tồn tại các sinh vật gây nguy hiểm cho con người (rắn, trăn,.v.v.), xuất hiện nhiều loại thựcvật có độc tố gây chết người. Về vấn đề kinh phí: Kêu gọi vốn đầu tư từ những người dân trong thành phố. d. Các bước tiến hành dự án:
File đính kèm:
- de_tai_rung_nhiet_doi_trai_tim_xanh_trong_long_thanh_pho.docx